Ngày mà con người không cần phải học Tiếng Anh đã đến rồi ư?
Trong thời đại máy móc – thiết bị dịch thuật phát triển như ngày nay, ắt hẳn ai trong chúng ta cũng đã đôi ba lần nghe được những câu đại loại như “Đến một lúc nào đó chúng ta sẽ chẳng cần học ngoại ngữ nữa”, “Rồi cũng sẽ có lúc biên phiên dịch trở lên thừa thãi mà thôi”…
Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng sự thật chẳng phải là như vậy. Và có chăng những lời nói ấy cũng chỉ là vài lời ngụy biện của những người không thể nào hiểu được giá trị của ngôn ngữ cũng như ngành biên phiên dịch mà thôi.

Ngôn ngữ phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc
Xin lấy một ví dụ đơn giản thế này: Trong tiếng Anh tuy có từ “I” dùng để chỉ bản thân nhưng lại không có từ nào có thể diễn đạt đầy đủ ý nghĩa của từ “tôi” – một từ vốn được dùng để chỉ bản thân trong Tiếng Việt.
Chúng ta đều biết rằng ở các nước nói tiếng Anh người ta thường dùng từ “I” để biểu thị bản thân mình trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên tiếng Việt lại không như vậy. Tùy vào địa vị xã hội, tuổi tác cũng như cấu trúc gia đình mà các đại từ nhân xưng được sử dụng sẽ khác nhau. Nguyên nhân sâu xa của nó xuất phát từ việc người Việt có truyền thống kính trọng người già trong khi điều này ở trong tiếng Anh là hầu như k có. Chính vì vậy, chúng ta có thể nói rằng, ngôn ngữ của một quốc gia có mối liên hệ mật thiết với văn hóa của quốc gia đó.
Điều này không chỉ đúng trong tiếng Việt mà còn đúng trong cả những ngôn ngữ khác. Ví dụ, về cặp từ “Watashi” (tiếng Nhật) và “I” (tiếng Anh) đều dùng để chỉ bản thân nhưng, cũng giống tiếng Việt, chúng ta không thể đánh đồng chúng và bảo rằng chúng giống nhau được. Tất cả các ngôn ngữ trên thế giới này đều mang những đặc điểm riêng biệt được hình thành, vun đắp từ bản sắc văn hóa và lối suy nghĩ của con người nước đó. Do đó mà khi chúng ta dịch bất cứ một ngôn ngữ nào đó, tùy vào những kinh nghiệm trải nghiệm được tích lũy từ trước của bản thân dịch giả mà sẽ cho ra các sản phẩm khác nhau.
Ngôn ngữ là một thứ gì đó rất mơ hồ
Ngôn ngữ luôn được cho là một thứ gì đó cực kỳ mờ hồ. Trong tiếng Việt chúng ta có từ “Mẹ” dùng để chỉ đấng sinh thành và có giới tính là nữ. Tuy nhiên trong gia đình người Việt của chúng ta, cách sử dụng từ “Mẹ” như tôi đã nêu ở trên không phải lúc nào cũng đúng. Giả dụ thế này: trong gia đình, đứa trẻ gọi người đã sinh ra nó là “Mẹ”, người cha cũng sử dụng cách xưng hô hộ con hay gặp trong văn hóa Việt mà gọi vợ mình là “Mẹ”. Ngay cả ông bà cũng theo cháu mà gọi con/con dâu là “Mẹ”. Nét nghĩa này, có thể nói là khác hoàn toàn so vỡi những nét nghĩa thông thường khác. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa những ý nghĩa như thế này vẫn được công nhận và sử dụng.
Chính những lý dó này đã khiến cho việc dịch thuật đã khó nay càng khó khi phải chuyển ý nghĩa của những thứ còn mơ hồ được ghi lại bằng một thứ ngôn ngữ cũng mơ hồ không kém sang ngôn ngữ bản địa.
Dịch thuật là một “nghề” thực thụ
Có thể nói rằng việc dịch thuật những thứ còn mơ hồ, chưa rõ ràng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác quả là một nghệ thuật. Một ngôn ngữ bản thân nó đã rất mơ hồ rồi nay lại được đặt trong bối cảnh khác biệt về văn hóa khiến cho việc dịch thuật trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Có lẽ ngay cả con người cũng không thể chắc chắc rằng họ có thể truyền tải được hết 100% ý của văn bản gốc sang ngôn ngữ khác (chứ đừng nói đến máy tính). Ví lý do đó mà trong một số trường hợp bắt buộc phải thực hiện thao tác dịch thuật, ta có thể định nghĩa dịch thuật như việc vận dụng hết khả năng để truyền tải tới người đọc/người nghe các thông tin quan trọng, cốt lõi nhất của vấn đề.
Giới hạn của máy móc
Như chúng ta đã biết các loại máy móc dịch thuật hiện nay có thể tự động phát hiện và chỉnh sửa các lỗi sai chính tả tuy nhiên lại không thể nào tìm ra được những điểm sai sót không phù hợp với mạch văn nhưng lại chuẩn chỉnh về mặt chính tả như trong ví dụ dưới đây:
“Đưa cho tôi cái kẹo” (Sự khác biệt giữa é và ẹ đã tạo nên một nhầm lẫn vô cùng thú vị về mặt ý nghĩa: Đưa tôi cái kéo ≠ Đưa tôi cái kẹo trong khi xét về mặt từ vựng ngữ pháp cả 2 câu này đều hoàn toàn chính xác)
Đương nhiên nếu là con người thì hoàn toàn có thể nhận ra lỗi sai trên và hiểu được ý đồ của người viết. Thế nhưng máy móc lại không thể. Nếu máy móc không thể làm được điều này thì liệu nó có thể đem lại bản dịch với chất lượng tốt? Điều này xem như là khó có thể.
Mặt khác, trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều các loại máy phiên dịch nhưng liệu các loại máy này thực sự có thể đảm nhiệm vai trò phiên dịch trong một số tình huống như hội thoại trực tiếp hay trong các cuộc chuyện trò?
Trong các cuộc đối thoại trực tiếp, trước khi đối phương kết thúc lời của mình con người đã có thể đưa ra các từ ngữ phản hồi. Thế nhưng liệu máy móc có làm được điều tương tự?
Ngoài ra, giao tiếp không chỉ là việc sử dụng từ ngữ mà còn có cả những hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ dựa trên độ mạnh yếu của giọng nói hay biểu cảm trên gương mặt. Ngay đến cả con người chúng ta chắc hẳn cũng không ít lần gặp các tình huống ngoài ý muốn do hiều nhầm hàm ý sâu xa mà các từ ngữ đang ám chỉ.
Có lẽ dịch thuật với tư cách là một công việc được thực hiện bởi con người sẽ không biến mất. Thế nhưng các loại máy móc thiết bị dịch cũng không ngừng phát triển. Nếu giữ nguyên tốc độ như vậy thì có lẽ trong tương lai không xa ngoài việc dịch thuật các tác phẩm văn học và các loại tài liệu yêu cầu độ chính xác cao con người sẽ chỉ cần biên tập, chỉnh sửa lại các sản phẩm dịch thuật của máy móc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các công việc biên phiên dịch cần con người với vai trò là người thực hiện trong suốt quá trình từ đầu tới cuối cũng trở nên ít hơn trước.