TRIẾT LÝ 

“Kết nối ngôn ngữ, kết nối con người”

Điểm chung giữa biên dịch và phiên dịch đó là sự kết nối và hòa hợp những từ ngữ khác nhau lại. Triết lý của Công ty Haruka chúng tôi là cống hiến vào sự phát triển của xã hội, hỗ trợ giao tiếp toàn cầu của chính quý vị bằng cách kết nối những ngôn ngữ khác nhau ấy.

Lời chào đại diện

Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Hương

Trình độ và kinh nghiệm công tác

Trên 20 năm kinh nghiệm biên phiên dịch, 15 năm kinh nghiệm giảng dạy biên phiên dịch tiếng Nhật và kinh tế thương mại. Từng sống và học tập ở Nhật Bản nhiều năm. Danh hiệu Đảng viên trẻ xuất sắc thành phố Hà Nội năm 2012. Giải thưởng Tài năng sáng tạo nữ do Phó thủ tướng trao tặng. Giảng viên chính, trưởng bộ môn tiếng Nhật thương mại, Đại học Hà Nội.

Trình độ học vấn

Đại học ngoại thương Hà Nội, Đại học Hà Nội, thạc sỹ Đại học ngoại ngữ Tokyo, Tiến sỹ Học viện khoa học xã hội Việt Nam. Nghiên cứu sinh tại đại học Kyoto Sangyo. 

Cuộc gặp gỡ giữa tôi với đất nước Nhật Bản là khi tôi đến Nhật Bản du học theo diện học bổng quốc phí. Khi đó tôi từ một đất nước Việt Nam thực sự vẫn còn nghèo nàn được đến du học tại một quốc gia phát triển đứng đầu thế giới như Nhật Bản, khiến cho tôi rất xúc động. 

Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới phía Việt Nam cũng như phía Nhật Bản đã cho tôi cơ hội du học quốc phí này, bởi chính cơ hội ấy đã thay đổi cuộc đời mình. 

Tôi cũng mong muốn bản thân mình sau này có thể cống hiến và góp sức vào sự thúc đẩy phát triển cũng như giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc.

Tôi đã học lên cao học và đã làm các công việc như biên phiên dịch cho các công ty thương mại lớn, công ty truyền thông, giảng viên đại học và hiện nay tôi đã thành lập nên Công ty dịch thuật Haruka.

Công ty dịch thuật Haruka luôn cung cấp các dịch vụ biên phiên dịch đứng đầu Việt Nam cùng với đội ngũ Biên phiên dịch ưu tú xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực như Tài chính, Ngân hàng, Công nghệ v.v.

Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển rất tốt đẹp như hiện nay và nhằm mục đích phát triển vượt bậc hơn nữa trong tương lai, với triết lý “kết nối ngôn ngữ, kết nối con người” công ty dịch thuật Haruka mong muốn có thể triển khai những dịch vụ tốt nhất cho tất cả các Quý khách hàng.

Các công trình khoa học đã công bố

1. “日本語能力試験対策コースの指導法‐2 級レベルを中心に” (Phương pháp luyện thi năng lực tiếng Nhật trình độ 2 kyu), Kỷ yếu hội nghị Khoa học giáo viên khoa tiếng Nhật tháng 12 năm 2007 trường Đại học Hà Nội. Tr.45-56. (Ngôn ngữ: Tiếng Nhật).

2. “日本語能力試験 1 級漢字・語彙指導法―ベトナム学習者を対象 と し た” (Phương pháp giảng dạy từ vựng – chữ Hán trong luyện thi năng lực tiếng Nhật trình độ 1 kyu dành cho người học Việt Nam). Tạp chí Khoa học ngoại ngữ, số 17 năm 2008. (Ngôn ngữ: Tiếng Nhật).

3. “The Flow of E-waste Material in the Asian Region and a Reconsideration of International Trade Policies on E-waste”. (Thương mại rác thải điện tử trong khu vực Châu Á và đề xuất về chính sách quản lý rác thải điện tử), Tạp chí khoa học quốc tế Environmental Impact Assessment Review (Mã ISSN: 0195-9255) số 29, ngày 16 tháng 6 năm 2008, tr.25-31. Đồng tác giả với Shinkuma Takayoshi. (Ngôn ngữ: Tiếng Anh).

4. “Đổi mới phương pháp giảng dạy môn dịch nói Nhật-Việt”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học, tháng 2 năm 2009 tại trường Đại học Hà Nội, tr. 03-14.

5. “国際貿易下で廃電気電子機器管理のあり方”, 辻アジア奨学生研究論文集, tháng 1 năm 2009, tr.28-35. (Ngôn ngữ: Tiếng Nhật)

6. “日本語通訳者になるためには” (Để trở thành một phiên dịch tiếngNhật giỏi). Hội thảo khoa học giáo viên viên khoa tiếng Nhật, ngày 24 tháng 9 năm 2009 tại trường Đại học Hà Nội, tr.49-54. (Ngôn ngữ: Tiếng Nhật).

7. “Một số đề xuất trong đào tạo sinh viên hệ vừa làm vừa học tại Khoa tiếng Nhật Trường Đại học Hà Nội”. Tạp chí Khoa học ngoại ngữ, số 21 năm 2009, tr. 62-68.

8. “Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và một số giải pháp”. Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 37 năm 2009, tr. 36-42. (Ngôn ngữ: Tiếng Việt)

9. “Nâng cao chất lượng khai thác và sử dụng phòng Lab trong dạy – học ngoại ngữ trên cơ sở ý kiến phản hồi của người học”. Tạp chí Khoa học ngoại ngữ, số 24 tháng 9 năm 2010, tr 39-46.

10. “Xuất nhập khẩu tư liệu sản xuất, hàng hóa trung gian, hàng tiêu dùng giữa Nhật Bản với Việt Nam và một số quốc gia khác ở Châu Á”. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 9 (127) năm 2011, tr. 30-39. (Ngôn ngữ: Tiếng Việt).

11. “Cơ cấu thương mại Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2009 ”. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 8 (399) tháng 8 năm 2011, tr. 69-78 (Ngôn ngữ: Tiếng Việt)

12. “ハノイ大学日本語学部における IT 日本語教育” (Đào tạo tiếngNhật IT tại Khoa tiếng Nhật Trường Đại học Hà Nội), Vol2. Giáo dục tiếng Nhật cho mục đích giao tiếp đa văn hóa, tháng 8 năm 2011, pp. 98-99, ISBN 978-7-04-033386-2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Nghiên cứu giáo dục tiếng Nhật thế giới tổ chức tại Thiên Tân, Trung Quốc. (Ngôn ngữ: Tiếng Nhật).

13. “Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2001- 2010”, kỷ yếu Hội thảo Thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, ngày 9 tháng 12 năm 2011, tại Học viện Khoa học Xã hội, tr.50-121. (Ngôn ngữ: Tiếng Việt và Tiếng Pháp).

14. “最近のベトナム貿易動向と越日貿易構造” (Tình hình thương mại Việt Nam trong những năm gần đây và cơ cấu thương mại Việt Nhật), Báo cáo tại Hội thảo “最近のベトナム経済状況” (Tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây), ngày 9 tháng 3 năm 2012, Trường Đại học Kyoto Sangyo. (Ngôn ngữ: Tiếng Nhật).

15. “ベトナムの日本語教育における日本語教育スタンダードの応用” (Ứng dụng chuẩn đào tạo tiếng Nhật vào giáo dục tiếng Nhật ở Việt Nam). Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về đào tạo tiếng Nhật (ICJLE) tháng 8 năm 2012 do Hiệp hội giáo dục tiếng Nhật tổ chức tại Nagoya, Nhật Bản. (Ngôn ngữ: Tiếng Nhật).

16. “Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản”. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 1 (404) năm 2012, tr. 31-37 (Ngôn ngữ: Tiếng Việt).

17. “Diversifying export goods from Vietnam to Japan”, Tạp chí Vietnam’s socio-enonomic development, a quarterly review No.70, June 2012. (Ngôn ngữ: Tiếng Anh)

18. “Improvement Measures of Foreign Trade Structure between Vietnam and Japan” (Đề xuất để cải thiện cơ cấu thương mại Việt Nam và Nhật Bản), Tuyển tập bài báo khoa học của học viên nhận học bổng Tsuji Asia, tháng 12 năm 2012, tr. 131-142. (Ngôn ngữ: Tiếng Anh).

19. “Vietnam- Japan trade structure in 1991-2010 Cơ cấu thương mại Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 1991-2010”, Tạp chí Vietnam’s socio-economic development, No.72, December 2012. Đồng tác giả với Teramachi Nobuo. Tr 32-45. (Ngôn ngữ: Tiếng Anh).

20. “Thực trạng đào tạo tiếng Nhật IT tại một số trường đại học ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Giảng dạy tiếng Nhật cho đối tượng không chuyên ngữ tại Việt Nam- Thực trạng và định hướng phát triển, tháng 10 năm 2014, tại trường Đại học Hà Nội, tr.59-68.

21. “Thực trạng giảng dạy môn Thư tín thương mại tại Khoa tiếng Nhật trường Đại học Hà Nội”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Giảng dạy tiếng Nhật chuyên ngành tại trường Đại học Hà Nội, tháng 4 năm 2015.

22. “Tình hình biên soạn tài liệu giảng dạy môn Thư tín thương mại dùng cho sinh viên khoa tiếng Nhật trường Đại học Hà Nội”, Kỷ yếu hội Hội thảo khoa học Bàn về giáo trình và tài liệu giảng dạy của Bộ môn tiếng Nhật chuyên ngành trường Đại học Hà Nội, tháng 3, năm 2016.

23. “Kết quả khảo sát sinh viên khoa tiếng Nhật về việc lựa chọn các định hướng chuyên ngành”, Hội nghị khoa học giáo viên tháng 5/2016 tại Đại học Hà Nội, tr. 39-48.

24. “Business Japanese and Japanese Pedagogy”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế What is Japanese studies?, tại Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2017, tr.52. (Ngôn ngữ: Tiếng Anh)

25. “The educational state of the Business Japanese course at Hanoi University – A study by interview Japanese Company” (Việc giảng dạy tiếng Nhật thương mại tại Đại học Hà Nội – Nghiên cứu dựa vào kết quả phỏng vấn các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam –), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Symposium on pedagogy, curriculum and research in Japanese studies, tại Đại học Hà Nội, tháng 7 năm 2018, tr.

26. (Ngôn ngữ: Tiếng Anh)26. “ハノイ大学ビジネス日本語教育のあり方-日系企業のインタビューからの一考察-”, Nghiên cứu – Giảng dạy ngôn ngữ Nhật và Nhật Bản học trong xu thế hội nhập, phát triển, Mã ISBN: 978-604-968-835-5, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tháng 10 năm 2018, tr. 579-586. (Ngôn ngữ: Tiếng Nhật).

27. “Một số đề xuất nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ gắn với chuyên ngành”, Hội nghị Khoa học giáo viên Khoa tiếng Nhật tháng 5 năm 2020 tại Đại học Hà Nội.

28. “Phương pháp dạy và học ngoại ngữ gắn với chuyên ngành – Từ thực tế định hướng tiếng Nhật chuyên ngành, Trường Đại học Hà Nội”, Tạp chí Khoa học ngoại ngữ số 68 tháng 12 năm 2021 , tr. 26 – 34.

29. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Xây dựng tài liệu giảng dạy môn Tiếng Nhật thương mại cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật” (chủ nhiệm). Thời gian thực hiện từ tháng 10/2009 đến tháng 7/2010. Ngày nghiệm thu 19/11/2010, số QĐ: 1572/QĐ-ĐHHN, điểm nghiệm thu 50/60.

30. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Biên soạn giáo trình tiếng Nhật công nghệ thông tin” (chủ nhiệm). Thời gian thực hiện từ 8/2011 đến tháng 7/ 2012, được tiến hành cùng với GS.TS. Mikio Terasawa của trường Đại học Nihon, Nhật Bản. Nghiệm thu ngày 14/11/2011, số QĐ: 1439/QĐ- ĐHHN đạt 54/60 điểm.

31. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Xây dựng tư liệu học chữ Hán trong tiếng Nhật cho người Việt trên cơ sở tận dụng tri thức Hán – Việt” (thành viên) mã số B2010-26-14 do PGS.TS. Trần Thị Chung Toàn chủ nhiệm, ngày nghiệm thu 27/12/2012. 

32. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Từ ngoại lai gốc Ấn – Âu trong tiếng Nhật lĩnh vực công nghệ thông tin và khoa học, kỹ thuật” (thành viên), mã số B2017-NHF-01 do TS. Nguyễn Tô Chung chủ nhiệm. Nghiệm thu ngày 3 tháng 4 năm 2020.

33. Chương trình tiếng Nhật dành cho các cơ sở đào tạo không chuyên ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam (Thành viên). do PGS.TS. Trần Thị Chung Toàn chủ nhiệm, 30/11/2015.

34. Chương trình đào tạo chuyên ngành Tiếng Nhật thương mại, khoa tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội, năm 2017.

35. Sách tham khảo “20 bài dịch mẫu Nhật-Việt”, Nhà xuất bản Tri thức, năm 2009. (Chủ biên).

36. “Giáo trình tiếng Nhật công nghệ thông tin dành cho người Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, năm 2013. (Chủ biên).

37. Sách chuyên khảo “Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2001 – 2010”, Nhà xuất bản Công Thương, năm 2013. (Chủ biên)38. Sách tham khảo “Từ ngoại lai gốc Ấn – Âu trong tiếng Nhật”, Nhà xuất bản Dân Trí, năm 2022. (Thành viên)

Quản lý Iwaguchi Yoshio

Trình độ và kinh nghiệm công tác

Là một trong những thành viên sáng lập công ty, làm việc tại công ty từ những ngày đầu thành lập vừa là quản lý, vừa giảng dạy tiếng Nhật. Tư vấn cho các bạn du học sinh các điều cần lưu ý trong sinh hoạt ở Nhật, giới thiệu văn hóa con người Nhật Bản, luyện hội thoại, phát âm tiếng Nhật, hiệu đính bản dịch.

Tôi đã đến Việt Nam vào năm 2012 và thành lập ra Công ty TNHH Haruka. 

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam và phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Trong bối cảnh như vậy, việc hiểu đúng trong giao tiếp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa con người với con người chính là chìa khóa cho sự thành công. 

Rào cản lớn nhất trong việc hiểu biết lẫn nhau đó chính là ngôn ngữ. 

Chúng tôi sẽ góp phần phá bỏ rào cản này, với tư cách là chuyên gia về ngôn ngữ, hỗ trợ công việc kinh doanh của Quý khách hàng và đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam.

Trình độ học vấn

Cử nhân Đại học Kyoto sangyo, du học tại Đại học Dublin city ở Iceland, du học tại Đại học Hà Nội

Thông tin cơ bản về công ty

Tên công ty Công ty TNHH Haruka
Địa chỉ Phòng 4-5, tầng 2, tòa CT2A Gelexia Riverside, ngõ 885 Tam Trinh, Phường Yên Sở, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
Tên giám đốc Bùi Thị Tào
Ngày thành lập Ngày 23 tháng 10 năm 2012
Mã số doanh nghiệp 0106018342
Vốn góp 1.000.000.000 đồng
Ngân hàng giao dịchChi nhánh Hoàng Mai – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Hiệp hội đang tham giaThành viên của Hiệp hội dịch thuật Nhật Bản (JTF)

Tải catalogue

Catalog tiếng Anh Tải xuống

Catalog tiếng Việt Tải xuống

Catolog tiếng Nhật Tải xuống

Hãy để Haruka mang tới cho bạn dịch vụ dịch thuật tốt nhất!

Công ty dịch thuật Haruka là một đơn vị dịch thuật hàng đầu và giá hợp lý tại Hà Nội.
Cung cấp dịch vụ biên phiên dịch tiếng Anh, Nhật, Trung, Hàn, Pháp, Đức v.v. cho công ty trong nước và nước ngoài với trên 1.000 người chuyên nghiệp.
Chúng tôi đã và đang cung cấp dịch vụ phiên dịch cho Cơ quan chính phủ, ngân hàng, nhà trường, nhà sản xuất, công ty bảo hiểm, công ty bất động sản, công ty tư vấn, công ty du lịch, đài phát thanh, nhà báo v.v