20 bài dịch mẫu Nhật Việt: Bài 9

第9 課: より多くの分野で日本・ベトナム両国の交流を Bài 9 : Đẩy mạnh giao lưu Nhật – Việt trên nhiều lĩnh vực

1. Từ vựng:

一致するいっちするNhất trí
戦略的パートナーせんりゃくてきパートナーĐối tác chiến lược
地位ちいVị thế
メコン川流域メコンがわりゅういきKhu vực sông Mekong
約束するやくそくするCam kết
支援するしえんするViện trợ
人材育成じんざいいくせいPhát triển nguồn nhân lực
ハイレベルな教育ハイレベルな きょういくGiáo dục bậc cao
ワーカーWorkerNgười thợ
不満を持っているふまんをもっているPhàn nàn
高学位こうがくいHọc hàm học vị cao
高技術こうぎじゅつKỹ năng tốt
選択肢せんたくしCách lựa chọn
日常生活にちじょうせいかつCuộc sống hằng ngày
現地の人げんちのひとNgười bản xứ
を薦めているをすすめているKhuyến khích
と結ぶとむすぶGắn với
高級品こうきゅうひんMặt hàng cao cấp
高品質の有名商品こうひんしつのゆうめいしょうひんMặt hàng nổi tiếng có chất lượng cao
ブランドを維持するブランドをいじするGiữ thương hiệu
妥協して受け入れるだきょうしてうけいれるThỏa hiệp, chấp nhận
生産過程せいさんかていQuá trình sản xuất
裾野産業すそのさんぎょうCông nghiệp phụ trợ
現地での部品生産げんちでのぶひんせいさんSản xuất linh kiện tại chỗ
を構築するをこうちくするXây dựng (ngành nghề, chế độ…)
首脳しゅのうLãnh đạo cao cấp
スローガンSloganKhẩu hiệu
組み立てくみたてLắp ráp
在庫ざいこTrong kho
インフラ構築インフラこうちくXây dựng hạ tầng cơ sở
支援体制しえんたいせいCơ chế hỗ trợ
APEC首脳会議APECしゅのう かいぎHội nghị cấp cao APEC
報道担当者ほうどうたんとうしゃPhát ngôn viên
積極的な姿勢せっきょくてきなしせいThái độ tích cực
文化行事ぶんかぎょうじSự kiện văn hóa
越日大音楽祭えつにちだいおんがくさいĐại nhạc hội Việt – Nhật
ハノイ国立会議センターハノイこくりつかいぎセンターTrung tâm Hội nghị quốc gia
Hoa Binh劇場Hoa BinhげきじょうNhà hát       Hòa Bình
生中継するなまちゅうけいするTruyền hình trực tiếp
放映するほうそうするChiếu, phát sóng
フェスティバルFestivalLễ hội

2. Văn bản bằng tiếng Nhật:

日越関係は様々な分野で協力が拡大しています。この5月、ハノイとホーチミン市で越日大音楽祭、9月には日本でベトナムフェスティバルが開催されます。坂場・在ベトナム日本国大使にお話しを伺いました。                                                        

Q: 現在の両国関係をどう評価されますか?

A: 2007年のNguyen Tan Dung首相の訪日で、両国関係を「戦略的パートナー」に向上することで一致しました。ベトナム経済は発展しており、ASEAN内の地位も高まりつつあります。両国は二国間だけでなく、メコン川流域、アジア・ASEAN地域におけるより大きな問題について、互いに協力していく必要があります。

Q: 日本はベトナムに対する人材育成支援を約束しました。2020年までに博士1,000人を育成するということですが?

A: ベトナムに対する日本政府の優先協力事項のひとつに、ハイレベルな教育への投資があります。先般のNguyen Thien Nhan副首相(兼教育訓練大臣)の訪日で、日本はIT、機械等に関する博士・修士約1,000人の育成奨学金支給を約束しました。京都大学、慶応大学といった有名大学が学生を受け入れます。来年には約100人の研究生を受け入れ、その後人数を増やしていきます。

Q: 卒業後、彼らが帰国せず日本で仕事をしたいと考えた場合、日本政府はこれを受け入れるのでしょうか?

A: 彼らは留まるより資格を得て帰国するべきでしょう。彼らはベトナム政府や日本企業で働くことができます。現在約1,000の日系企業がベトナムで事業を行っており、さらに多くの企業がベトナム投資を検討しています。在ベトナムの日系企業は、ワーカーは採用できても高学位、高技術の人材を採用できないと不満を持っています。ベトナムはハイレベルの技術者を必要としてお り、日本政府もそのような人材を育成したいと考えています。

Q: 日本で勉強するベトナム人学生は、日本人の生活に接するため日本語を勉強しなければなりません。しかし世界的には英語が一般的です。

A: 二つの選択肢があります。日本に来る前に日本語を学習するか、または日本の各大学でも学部より上のレベルでは英語で授業を行っており、より容易に講義に接することができます。しかし日常生活では、現地の人と接触するのに日本語が必須です。そのため基本的な日本語を学習することを薦めています。ベトナムでは現在数十万人が日本語を学んでいます。

Q: ベトナム人にとって「Made in Japan」は高級品、高品質の有名商品と結びついています。日本企業はこのブランドを維持するためどのような問題に直面していますか?

A: 日本製品は高品質で知られています。私たちは低品質商品を妥協して受け入れることはできません。このことはベトナムでの生産過程で大きな課題となっています。ベトナムに豊かな裾野産業があれば品質維持も可能ですが、そうではないため各社は良質の部品を輸入しなければなりません。長期戦略として現地での部品生産を見ていますが、長い時間がかかるでしょう。タイで裾野産業を構築するのに、私たちは30年を費やしました。

Q: 日本企業はベトナムでの事業にどういった不満を持っているのでしょうか?

A: 多くはベトナムでの納品方法に不満を持っています。トヨタは「Just in Time」をスローガンとし、部品をすぐに組み立てに回し、在庫にしません。しかしこの方式はベトナムではまだ弱い状態です。

ベトナム首脳にお会いした際、私は経済発展のための3要素、「インフラ構築」「人材育成」「支援体制」について述べ、日本政府はまた、日本の各社が日本や他国から部品を輸入しなければならないため、ベトナム側に輸入税率を下げるよう交渉しています。

Q: 在ベトナム日本大使として、ベトナムに来た際の第一印象と、今後の計画をお聞かせください。

A: ベトナムに来て2カ月ほど経ちますが、ベトナムという国、人々は本当に印象的です。ベトナムに来たのは今回が2度目で、1度目は2006年のAPEC首脳会議の際、日本政府の報道担当者としてでした。両国関係の発展について述べた際、ベトナム首脳の積極的な姿勢に強い印象を持ちました。その関係は現在、かつてないほどすばらしいものとなっています。今年は大きな文化行事を2つ開催します。越日大音楽祭が5月24日にハノイ国立会議センター、5月26日にホーチミン市Hoa Binh劇場で開催され、両国の有名歌手が参加します。VTVで生中継され、その後日本のテレビ局でも放映されます。

9月にはベトナムフェスティバルが東京で開催されます。漫画やアニメ、ファッションなど日本のカルチャーに若い世代が関心を持ち、日本の現代文化に触れることを望んでいますし、また「Made in Japan」が両国の多様な関係の中で、様々な分野に登場することを期待しています。

3. Phương án dịch tham khảo:

Quan hệ Việt – Nhật đang được mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Trong tháng 5 này sẽ có Đại nhạc hội Việt – Nhật tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; tháng 9 có Festival Việt Nam tại Nhật… Phóng viên báo Lao động đã có buổi phỏng vấn ngài Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam.

Q: Xin Đại sứ đánh giá về mối quan hệ giữa hai nước vào thời điểm này?

A: Trong chuyến thăm Nhật Bản năm 2007 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã nhất trí nâng tầm quan hệ giữa hai nước lên “Đối tác chiến lược”. Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, vị thế của Việt Nam trong ASEAN ngày càng nâng cao. Quan hệ Nhật – Việt không chỉ là quan hệ song phương, mà chúng ta cần cùng nhau hợp tác về các vấn đề lớn hơn trong khu vực sông Mekong, khu vực Châu Á, ASEAN.

Q: Nhật Bản cam kết viện trợ cho Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, Nhật cam kết đào tạo 1.000 tiến sĩ cho Việt Nam từ nay đến năm 2020?

A: Một trong những ưu tiên phát triển hợp tác của Chính phủ Nhật với Việt Nam là tăng cường đầu tư về giáo dục bậc cao. Trong chuyến thăm Nhật của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo Nguyễn Thiện Nhân mới đây, Nhật Bản cam kết cấp học bổng đào tạo 1.000 thạc sĩ, tiến sĩ về IT, cơ khí… cho Việt Nam. Các trường đại học danh tiếng như Kyoto và Keio đều sẵn sàng đón nhận các thí sinh Việt Nam. Vào năm tới, chúng tôi sẽ nhận khoảng 100 nghiên cứu sinh và con số này tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. 

Q: Sau khi tốt nghiệp, những người này muốn ở lại làm việc tại Nhật Bản chứ không muốn quay lại Việt Nam, Chính phủ Nhật có tạo thuận lợi cho họ?

A: Với tấm bằng trong tay, họ nên trở về hơn là ở lại. Họ có thể làm việc cho Chính phủ Việt Nam hay các công ty của Nhật. Hiện có khoảng 1.000 công ty của Nhật làm ăn tại Việt Nam và hiện còn nhiều công ty đang khảo sát để đầu tư vào Việt Nam. Các công ty Nhật ở Việt Nam phàn nàn là họ có thể tuyển những người thợ trẻ tuổi nhưng không thể tuyển được những người có học hàm học vị cao, có kỹ năng tốt. Việt Nam rất cần đội ngũ lao động chất lượng cao và Chính phủ Nhật mong muốn được đào tạo nguồn nhân lực như vậy.

Q: Đến Nhật học tập, các ứng viên Việt Nam phải học tiếng Nhật để có thể tiếp cận được cuộc sống của người Nhật, trong khi tiếng Anh lại là tiếng phổ biến trên toàn cầu?

A: Có hai cách lựa chọn. Nghiên cứu sinh có thể học tiếng Nhật trước khi sang Nhật, hoặc các trường đại học Nhật đào tạo bậc trên đại học đều dạy bằng tiếng Anh, do đó họ có thể theo học dễ dàng. Nhưng trong cuộc sống hằng ngày, tiếng Nhật rất cần để giao tiếp với người bản xứ, do đó chúng tôi luôn khuyến khích học tiếng Nhật     cơ bản. Ở Việt Nam hiện có hàng trăm ngàn người học    tiếng Nhật.

Q: Đối với nhiều người Việt Nam, thương hiệu “Made in Japan” đã gắn với những mặt hàng cao cấp và nổi tiếng có chất lượng cao.

Các công ty của Nhật có gặp khó khăn nào khi giữ thương hiệu này?

A: Hàng hóa của Nhật nổi tiếng là chất lượng cao. Chúng tôi không thể thỏa hiệp với những sản phẩm xấu. Điều này tạo khó khăn khi làm ăn với Việt Nam trong quá trình sản xuất. Nếu chúng tôi có hệ thống hỗ trợ vững chắc ở Việt Nam, chúng tôi sẽ cố gắng giữ chất lượng, nhưng ở Việt Nam chưa có được điều này nên các công ty vẫn phải nhập linh kiện chất lượng cao để lắp ráp. Về lâu dài, chiến lược của chúng tôi là sản xuất linh kiện tại chỗ. Việc này sẽ mất rất nhiều thời gian. Bạn nên biết rằng, để xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ này ở Thái Lan, chúng tôi mất đến 30 năm.

Q: Doanh nghiệp Nhật thường phàn nàn điều gì khi làm ăn ở Việt Nam, thưa ông?

A: Các công ty Nhật thường phàn nàn về cách giao nhận ở Việt Nam. Hãng Toyota có cách áp dụng khẩu hiệu “JIT” (Just in time) các linh kiện đến được lắp ráp ngay mà không cần cất vào kho. Cách thức làm ăn này ở Việt Nam còn yếu. Khi gặp các vị lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam, tôi đã nói rằng có ba yếu tố phát triển nền kinh tế là xây dựng hạ tầng cơ sở Việt Nam, nguồn nhân lực và cơ chế hỗ trợ. Chính phủ Nhật cũng đang thảo luận với phía Việt Nam để hạ mức thuế xuất nhập khẩu do các công ty lắp ráp của Nhật phải nhập linh kiện trực tiếp từ Nhật hay một số nước khác.

Q: Với tư cách là Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam,  xin ông cho biết ấn tượng của ông lần đầu tới Việt Nam cũng như những dự kiến trong thời gian sắp tới của ông?

A: Tôi mới đến Việt Nam được gần hai tháng nhưng thực sự ấn tượng về đất nước và con người Việt Nam. Đây là lần thứ hai tôi đến Việt Nam, lần đầu vào năm 2006 trong khi diễn ra Hội nghị Cấp cao APEC với tư cách là phát ngôn viên của Chính phủ Nhật Bản. Tôi thực sự ấn tượng về thái độ tích cực của các nhà lãnh đạo Việt Nam khi nói về sự phát triển quan hệ giữa hai nước. Quan hệ đó chưa bao giờ tốt đẹp đến như vậy. Năm nay, chúng tôi tổ chức hai sự kiện văn hóa lớn. Đó là Đại nhạc hội Việt – Nhật được tổ chức ngày 24 – 5 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia tại Hà Nội và Nhà hát Hòa Bình tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 26 – 5 với sự góp mặt của các ca sĩ nổi tiếng hai nước. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV và sau đó được Đài Truyền hình Nhật Bản phát lại. Vào tháng 9 này, Festival Việt Nam sẽ được tổ chức tại Tokyo. Tôi mong muốn thế hệ trẻ hướng về nghệ thuật văn hóa Nhật Bản như truyện tranh, hoạt hình, thời trang của Nhật để họ có thể tiếp cận được nền văn hóa hiện đại. Tôi muốn thương hiệu “Made in Japan” được nói tới ở tất cả các lĩnh vực trong mối quan hệ đa dạng giữa hai nước.