20 bài dịch mẫu Nhật Việt: Bài 8

第 8 課: ベトナムの教育と環境分野への 支援を強化 Bài 8 : Đẩy mạnh hơn nữa hỗ trợ cho giáo dục và môi trường

1. Từ vựng:

財政支援ざいせいしえんHỗ trợ tài chính, tài trợ
連携れんけいLiên kết
エコ工場エコこうじょうNhà máy thân thiện với môi trường
生産過程せいさんかていQuá trình sản xuất
省エネしょうエネTiết kiệm năng lượng
植樹しょくじゅTrồng cây
ソフトウエアエンジニアSoftware EngineerKỹ sư phần mềm
構築こうちくXây dựng
生産技術短大せいさんぎじゅつたんだいTrường cao đẳng kỹ thuật sản xuất

2. Văn bản bằng tiếng Nhật:

Panasonic Vietnam社長インタビュー

教育と環境分野への財政支援を積極的に進めるPanasonic Vietnam社の阿部信弥社長にお話を伺った。

Q: 教育や環境分野への財政的支援を重視しておられます。

A: グループ全体として、教育、環境、社会、芸術、文化、復興のための支援など「企業の社会的責任」を果たすことを積極的に進めています。人はどの企業や団体にとっても貴重な財産ですので、特に集中して支援しています。

Q: 2008年度に御社の奨学金を受けた3人と奨学金を受け日本で学んだ10人のベトナム人学生の研究をどう思われますか?

A: 3人は研究テーマをよく理解しており、非常に現実的なものでした。これらの研究が近い将来、ベトナムの経済社会の発展に貢献すると信じています。

Q: 今後のベトナムの教育、環境に関する活動への支援や投資計画を教えてください。

A: 現在、教育関連では奨学金制度、ハノイ工科大学と連携したソフトウェアエンジニアの育成クラス開講など、環境関連ではベトナムでのエコ工場の活動として生産過程における省エネなどを進めています。

日本では「1台で1本の植樹を!」というプログラムを進めており、対象の省エネ製品1台の販売で1本の木を植えます。結果、Tuyen QuangHam Yen県で50万本を植樹できました。

Q: ベトナムで教育機関や科学技術の専門大学を建 設、投資する計画は?

A: ハノイ工科大学とともに、ソフトウェアエンジニアの育成における協力関係を構築しました。プログラムはP-classと呼ばれ、毎年優秀な学生30人が参加しています。2009年度には、ベトナムで生産技術短大を建設します。目的は工業生産分野で働く労働者に対する管理能力・技術の向上にあります。

3. Phương án dịch tham khảo:

Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông SHINYA Abe, Tổng Giám đốc Công ty Panasonic Việt Nam, là công ty đang tích cực tài trợ cho giáo dục và môi trường ở        Việt Nam.

Q: Ông đang rất chú trọng vào việc tài trợ cho lĩnh vực giáo dục và môi trường ở Việt Nam đúng không thưa ông?

A: Chúng tôi đang tích cực làm tròn trách nhiệm của một doanh nghiệp đối với xã hội như hỗ trợ cho giáo dục, môi trường, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, phục hưng… Con người là tài sản vô cùng quý giá đối với bất kỳ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào vì thế chúng tôi đặc biệt tập trung hỗ trợ lĩnh vực đào tạo nhân lực.

Q: Ông nghĩ thế nào về các nghiên cứu của ba sinh viên nhận được học bổng toàn phần của Panasonic tại Việt Nam và 10 sinh viên Việt Nam nhận được học bổng du học tại Nhật vào năm 2008?

A: Tôi hiểu rất rõ đề tài nghiên cứu của ba sinh viên này, đó là những đề tài mang tính thực tế cao. Tôi tin rằng trong tương lai gần các nghiên cứu này sẽ đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Q: Xin ông hãy cho biết về kế hoạch tài trợ và đầu tư cho các hoạt động giáo dục, môi trường của Việt Nam trong thời gian tới?

A: Hiện nay về giáo dục chúng tôi đang có các chương trình học bổng dành cho sinh viên Việt Nam, phối hợp với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội mở chương trình đào tạo kỹ sư phần mềm… Về môi trường với tư cách là nhà máy thân thiện với môi trường ở Việt Nam, chúng tôi đang xúc tiến chương trình tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất.

Tại Nhật Bản, Panasonic đang triển khai chương trình “Trồng một cây cho một sản phẩm” tức là Panasonic sẽ trồng một cây xanh cho mỗi sản phẩm tiết kiệm năng lượng của Panasonic được bán ra. Kết quả đã trồng được 500.000 cây xanh ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Q: Ông có thể cho biết về kế hoạch xây dựng đầu tư các cơ quan giáo dục, trường đại học chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật?

A: Chúng tôi đã xây dựng quan hệ hợp tác với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong việc đào tạo kỹ sư phần mềm. Chương trình này có tên là Panasonic Class với khoảng 30 sinh viên tài năng của Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia hàng năm. Dự kiến năm 2009 sẽ xây dựng Trường Cao đẳng Kỹ thuật sản xuất. Với mục đích là để nâng cao năng lực, kỹ thuật quản lý đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.