20 bài dịch mẫu Nhật Việt: Bài 19
Bài 19: ベトナム北東アジア研究所主催セミナーにおける坂場大使挨拶
Bài phát biểu của Đại sứ Sakaba tại Hội thảo do Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tổ chức
1.Từ vựng:
東北アジア研究所 | とうほくアジアけんきゅうじょ | Viện nghiên cứu Đông Bắc Á |
主催 | しゅさい | Tổ chức |
東アジア統合過程における越日関係 | ひがしアジアとうごうかていにおけるえつにちかんけい | Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong quá trình hội nhập Đông Á |
と題する | とだいする | Với chủ đề |
光栄 | こうえい | Vinh dự |
大使館員 | たいしかんいん | Nhân viên Đại sứ quán |
代読 | だいどく | Đọc thay |
容赦 | ようしゃ | Thông cảm, lượng thứ |
有意義 | ゆういぎ | Có ý nghĩa |
活発 | かっぱつ | Sôi nổi |
議論 | ぎろん | Thảo luận |
切望 | せつぼう | Hy vọng, mong |
長きに亘る | ながきにわたる | Lâu dài |
振り返る | ふりかえる | Nhìn lại |
最良 | さいりょう | Tốt đẹp nhất |
単なる | たんなる | Đơn thuần là |
繁栄 | はんえい | Phồn vinh |
友邦 | ゆうほう | Bạn bè |
国連安全保障理事会 | こくれんあんぜんほしょうりじかい | Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc |
非常任理事国 | ひじょうにんりじこく | Thành viên không thường trực |
協同 | きょうどう | Cùng nhau, chung |
舵を切る | かじをきる | Đúng đắn |
新たな次元 | あらたなじげん | Tầm cao mới |
並行する | へいこうする | Song song, song hành |
着実 | ちゃくじつ | Vững chắc |
経済連携協定交渉 | けいざいれんけいきょうていこうしょう | Hiệp định hợp tác kinh tế |
大筋合意 | おおすじごうい | Thỏa thuận cơ bản |
日越共同イニシアテイブ | にちえつきょうどうイニシアテイブ | Sáng kiến chung Nhật – Việt |
第3フェーズ | だい3フェーズ | Giai đoạn 3 |
ベトナム全土 | ベトナムぜんど | Toàn lãnh thổ Việt Nam |
行政官 | ぎょうせいかん | Quan chức nhà nước |
至上命題 | しじょうめいだい | Nhiệm vụ cấp bách |
アジア青少年招聘事業 | アジアせいしょうねんしょうへいじぎょう | Chương trình mời thanh thiếu niên châu Á |
誘致 | ゆうち | Thu hút |
盛り上がる | もりあがる | Trở nên sôi nổi |
討議 | とうぎ | Thảo luận |
2. Văn bản bằng tiếng Nhật:
御出席の皆様、
本日は、ベトナム北東アジア研究所が主催する「東アジア統合過程における越日関係」と題するセミナーにお招きいただき、ご挨拶する機会を与えていただきましたことを大変光栄に存じます。残念ながら、どうしても他の日程との調整が付かず出席が叶いませんので、挨拶文のみ出席の大使館員に代読させたいと思います。事情をお察しいただき、ご容赦願います。
本日のセミナーは、日越外交関係樹立35周年を記念して開催されるものと伺っております。また、日本研究センターの発足15周年のお祝いも兼ねてのセミナー開催ということで、重ね重ね嬉しいことでございます。本日午前及び午後の会合において、ベトナムの研究者・専門家の方々から、日越関係の一層の発展につながる有意義な発表が行われ、活発な議論が展開されますことを切望致します。
さて、現在の日越関係は、長きに亘る両国の関係史を振り返っても、おそらく最良の時期を迎えているのではないかと思います。貿易・投資やODAを中心とする経済関係はもとより、政治、外交、文化などあらゆる面で交流と協力が大きく拡大しております。特に、一昨年10月のズン首相の訪日において日越両国関係を「戦略的パートナー」として発展させることを確認した意義は大きく、今や単なる二国間関係に止まらず、広く東アジアの平和と繁栄のために力を合わせる友邦になっております。この意味において、メコン地域開発や日・ASEAN関係、東アジア地域協力の発展において、日越関係は主要な役割を果たすことが期待されていますし、来年からの2年間は両国共に国連安全保障理事会の非常任理事国として世界の諸課題に協同して取り組むことにもなります。このように、日越友好協力関係の大きな進展が得られたのは、過去15~20年の間のことであり、まさにベトナムがドイモイ政策へと舵を切った成果のように思います。今後、ベトナムはASEANの中で、また東アジア地域にあって一層重要な役割を担うようになりますが、それと並行するように日越両国関係も新たな次元へと拡大・発展するものと確信致します。
勿論、両国関係を高い次元に発展させるためには各分野における二国間の協力関係が着実に発展していなければなりません。この点で、外交関係樹立35周年を記念する本年、経済面で経済連携協定交渉が大筋合意に至り、日越共同イニシアテイブも第3フェーズに入ろうとしていること、また、文化面でハノイ・ホーチミン音楽祭や日本でのベトナム・フェステイバルなど周年事業に相応しい大型文化行事が開催されたことは誠に嬉しいことです。また、本年、両国の貿易額は計画より2年早く往復で150億ドルという目標額を達成することは確実な状況であり、日本からの投資額(承認ベース)も70億ドルを超える過去最高の金額になる見込みです。ODA事業は今やベトナム全土で人材育成からインフラ整備まで数多くのプロジェクトが実施されるに至っております。経済分野における様々な協力関係は、事業環境の一層の改善と共に、今後ますます発展していくものと思います。
今後の課題は人の交流の促進であると思います。政治家や行政官、あるいは経済人の往来は活発ですが、一般国民レベルの交流、相互訪問は未だ十分とは言えません。昨年、ベトナムを訪問した日本人は42万人、日本を訪問したベトナム人は3万人に過ぎません。残念なことに、この数は今年に入って減少傾向にあると聞いています。私は日越関係が真に安定したものになるには、国民レベルでの友好・信頼関係が一層強化される必要があると感じており、そのためにも交流の拡大が至上命題であると思っております。特に、未来を担う若者どうしの交流、相互訪問は大切であり、それが可能になるための環境作りに両国政府・関係者が一段と努力すべきです。今年から、日本政府のGENESYS計画(アジア青少年招聘事業)によって何百人ものベトナムの中学・高校生が日本を訪問し始めており、また日本から高校生の修学旅行を大々的にベトナムに誘致しようという動きもあります。日本に留学するベトナム人学生も毎年増え、昨年時点で2,500人を超えました。ベトナムでの日本語学習熱も盛り上がってきていますので、更にこれを支援する必要もあります。私は、こうした様々な形での人の交流あるいは相互の文化や生活への理解増進が長期的に両国関係を土台のところから強化することにつながるのだと信じ ます。
ご挨拶が長くなりました。本日の北東アジア研究所主催のセミナーには多くの日本専門家、研究者が参加されていると伺っております。ベトナムの側から見た越日関係、特に政治外交関係と経済協力について発表と討議が行われる内容のプログラムも拝見しました。両れも重要なテーマですが、その中に是非「人の交流」という視点も加えて議論を進めていただければ幸いです。後日、会議の模様について、本セミナーに出席している大使館員から報告を受けるのを楽しみにしております。
最後に、本日のセミナーの成功を改めて祈念し、私の挨拶とさせていただきます。ありがとうございました。
3. Phương án dịch tham khảo:
Xin kính chào tất cả các Quý vị có mặt ngày hôm nay!
Tôi hết sức vinh dự khi được mời đến tham dự và phát biểu tại Hội thảo với chủ đề: “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong quá trình hội nhập Đông Á” do Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tổ chức. Rất tiếc tôi không thể tham dự do vướng mắc một số chương trình khác không thể điều chỉnh được, nên tôi đã ủy nhiệm cho nhân viên của Đại sứ quán tham dự Hội thảo hôm nay thay mặt tôi đọc bài phát biểu này. Rất mong Quý vị thông cảm.
Tôi hết sức vui mừng khi biết Hội thảo ngày hôm nay được tổ chức để kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật – Việt, đồng thời cũng để chúc mừng 15 năm ngày thành lập Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản. Tôi hy vọng trong các cuộc họp vào buổi sáng và buổi chiều hôm nay, các chuyên gia cũng như các nhà nghiên cứu của Việt Nam sẽ có nhiều phát biểu và thảo luận một cách sôi nổi về các vấn đề nhằm xúc tiến sự phát triển của mối quan hệ Nhật – Việt.
Nhìn lại lịch sử lâu dài của quan hệ Nhật – Việt, tôi cho rằng bây giờ đang là thời kỳ tốt đẹp nhất của quan hệ giữa hai nước. Ngoài cơ sở là quan hệ về kinh tế tập trung vào thương mại, đầu tư hay vốn viện trợ ODA, giao lưu và hợp tác cũng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, văn hóa… Đặc biệt trong chuyến thăm Nhật vào tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nước đã khẳng định lại quan hệ đối tác chiến lược và điều đó có ý nghĩa rất to lớn. Có thể nói mối quan hệ này không chỉ dừng lại ở quan hệ giữa hai nước đơn thuần, mà rộng hơn, đang trở thành quan hệ giữa hai nước bạn bè cùng chung sức vì hòa bình và phồn vinh ở Đông Á. Mang ý nghĩa như trên, quan hệ Nhật – Việt đang được kỳ vọng sẽ làm tròn vai trò của mình, hơn nữa từ năm 2009 trở đi sẽ là hai năm cả Nhật Bản và Việt Nam cùng phải nỗ lực để giải quyết những thách thức mà thế giới đặt ra với tư cách là Thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Quan hệ hữu nghị hợp tác Nhật – Việt đã đạt được những tiến bộ to lớn trong khoảng 15, 20 năm trở lại đây và tôi cho rằng kết quả này có được chính là nhờ chính sách Đổi mới của Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng trong tương lai, Việt Nam sẽ hoàn thành tốt vai trò quan trọng của một thành viên trong khối ASEAN và khu vực Đông Á, đồng thời mối quan hệ giữa hai nước Nhật Bản – Việt Nam cũng sẽ mở rộng và phát triển lên một tầm cao mới.
Tất nhiên, để phát triển mối quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới thì cần phải phát triển quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực một cách vững chắc. Năm nay là năm kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, tôi rất vui mừng nhận thấy rằng trên lĩnh vực kinh tế hai nước đã đạt được thỏa thuận về đàm phán hiệp định hợp tác kinh tế, sáng kiến chung Nhật – Việt cũng sắp bước vào giai đoạn III; còn trên lĩnh vực văn hóa, những sự kiện văn hóa như Đại nhạc hội Nhật – Việt ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hay Vietnam Festival ở Nhật là những chương trình kỷ niệm quy mô lớn đã được tổ chức thành công. Thêm vào đó, kim ngạch thương mại hai chiều của hai nước đã đạt mục tiêu 15 tỷ USD trước hai năm so với kế hoạch và dự đoán kim ngạch đầu tư của Nhật Bản cũng sẽ vượt mức 7 tỷ USD – cao nhất từ trước tới nay. Công tác viện trợ ODA cũng đang được triển khai trên khắp Việt Nam với rất nhiều dự án từ đào tạo nhân tài đến xây dựng cơ sở hạ tầng. Tôi tin tưởng rằng những mối quan hệ hợp tác đa dạng trên lĩnh vực kinh tế cùng với những cải thiện của môi trường làm việc sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.
Tôi cho rằng nhiệm vụ tiếp theo sẽ là xúc tiến giao lưu giữa nhân dân hai nước. Việc đi lại giữa hai nước của các chính trị gia, các quan chức Nhà nước hay những người làm kinh tế thì phổ biến còn việc giao lưu, thăm hỏi lẫn nhau giữa nhân dân hai nước thì chưa thể nói là đã phát triển. Năm ngoái, số lượng người Nhật đến Việt Nam là 420.000 người và chỉ có 30.000 người Việt đến Nhật Bản. Tôi rất tiếc khi nghe nói con số này có xu hướng giảm trong năm nay. Để mối quan hệ Nhật – Việt thực sự ổn định thì tôi thấy cần phải tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, tin tưởng giữa nhân dân hai nước và do đó việc mở rộng giao lưu là một nhiệm vụ cấp bách. Đặc biệt, giao lưu giữa giới trẻ của hai nước – thế hệ gánh vác tương lai – là rất quan trọng và Chính phủ cũng như các bên liên quan của hai nước nên phối hợp để cùng xây dựng một môi trường thuận lợi nhằm thực hiện điều này. Từ năm nay, hàng trăm học sinh cấp II và cấp III của Việt Nam bắt đầu đến thăm nước Nhật theo Chương trình mời thanh thiếu niên châu Á (GENESYS) của Chính phủ Nhật, và sắp tới cũng sẽ có những đoàn học sinh cấp III của Nhật Bản đến thăm và tìm hiểu Việt Nam. Sinh viên Việt Nam đến Nhật Bản du học cũng tăng hàng năm, tính đến năm ngoái đã là hơn 2.500 người. Phong trào học tiếng Nhật ở Việt Nam cũng đang trở nên sôi nổi, do đó cần có những hỗ trợ thích đáng. Tôi tin chắc rằng những hoạt động giao lưu dưới mọi hình thức giữa nhân dân hai nước và việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau về văn hóa cũng như sinh hoạt sẽ góp phần vào việc củng cố lâu dài nền tảng của mối quan hệ giữa hai nước.
Bài phát biểu của tôi đã khá dài. Tôi được biết hôm nay có rất nhiều nhà chuyên môn và nhà nghiên cứu về Nhật Bản tham dự Hội thảo này. Tôi cũng đã đọc bản Chương trình nội dung phát biểu và trao đổi về quan hệ Việt – Nhật nhìn từ phía Việt Nam, đặc biệt là quan hệ ngoại giao chính trị và hợp tác kinh tế. Tôi cho rằng đề tài nào cũng quan trọng và tôi rất vui mừng nếu quan điểm “giao lưu giữa nhân dân hai nước” được đưa vào quá trình thảo luận. Tôi nóng lòng được nghe báo cáo về nội dung hội nghị của nhân viên Đại sứ quán tham dự Hội thảo.
Và để thay cho lời kết, tôi xin chúc Hội thảo ngày hôm nay thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn Quý vị!