20 bài dịch mẫu Nhật Việt: Bài 17
Bài 17 ハノイ国家大学人文社会科学大学主催「日本研究国際シンポジウム」の松永公使挨拶
Bài phát biểu của Công sứ Matsunaga tại “Hội thảo quốc tế về nghiên cứu Nhật Bản” tại trường Đại học Khoa học xã hội Nhân văn Đại học quốc gia Hà Nội
1. Từ vựng:
ハノイ国家大学 人文社会科学大学 | ハノイこっかだいがくじんぶんしゃかいかがくだいがく | Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội |
国際交流基金 | こくさいこうりゅうききん | Quỹ Giao lưu quốc tế |
主催 | しゅさい | Tổ chức, đăng cai |
日本研究国際シンポジウム | にほんけんきゅうこくさい | Hội thảo nghiên cứu Nhật Bản |
樹立する | じゅりつする | Thiết lập |
戦略的なパートナー | せんりゃくてき | Đối tác chiến lược |
緊密化する | きんみつかする | Mật thiết hơn |
要人 | ようじん | Quan chức, lãnh đạo |
往来 | おうらい | Qua lại lẫn nhau |
拡大する | かくだいする | Mở rộng, phóng to |
著しい | いちじるしい | Rõ rệt |
相互理解 | そうごりかい | Hiểu biết lẫn nhau |
更なる | さらなる | Hơn nữa |
を増す | をます | Tăng thêm~ |
官民合同 | かんみんごうどう | Kết hợp giữa nhà nước và nhân dân |
フォーラム | Forum | Diễn đàn |
設置 | せっち | Xây dựng, hình thành |
オピニオン・リーダー | Opinion Leader | Người dẫn dắt quan điểm |
指摘する | してきする | Chỉ ra |
連携する | れんけいする | Phối hợp |
所属機関 | しょぞくきかん | Đơn vị trực thuộc |
(情報の)発信と共有 | はっしんときょうゆう | Cung cấp và chia sẻ (thông tin) |
基盤 | きばん | Cơ sở, nền tảng |
祈念する | きねんする | Chúc ~ |
活発な | かっぱつな | Phát triển, năng động |
議論 | ぎろん | Bàn luận |
2. Văn bản bằng tiếng Nhật:
ハノイ国家大学ヴー・ミン・ザン副学長、
ハノイ国家大学人文社会科学大学 グエン・ヴァン・カイン学長、
国際交流基金西沢良之参与、
ご来席の皆様、
この度のハノイ国家大学人文社会科学大学主催「日本研究国際シンポジウム」開催に際し、一言ご挨拶申し上げます。今年、日本とベトナムは外交関係を樹立して35周年を迎えています。その記念すべき年に、ベトナムにおける日本研究に関する国際シンポジウムが開催されることを大変嬉しく思います。
近年、日越両国は「戦略的なパートナー」として、政治、経済、文化の各面でその関係を緊密化しておりま す。両国の要人や企業関係者の往来はかつてないほど活発に行われ、両国間の貿易及び日本からベトナムの投資も年々拡大しています。また、文化面においても、ベトナムでは日本語学習者数が2003年の1万8千人から3万人へと急増しており、日本への留学生数も2007年5月現在で2582人と東南アジアで最も多い人数になってい ます。
このように両国の関係が著しく発展する中、ベトナムにおける日本研究と日本におけるベトナム研究は、両国国民の相互理解の更なる促進につながるものとして、今後一層その重要性を増すものと考えます。とくに、ベトナムにおける日本研究については、本年3月にハノイで開催された官民合同の日越文化交流フォーラムにおいても、「大学院や学界の設置」及び「オピニオン・リーダーの育成」の重要性が指摘されていますので、日本政府としても日越の関係機関と連携しながら、ベトナムにおける日本研究の発展を支援して参ります。
また、本年3月には、国際交流基金ベトナム日本文化交流センターがハノイに開設され、日本語教育を中心とした文化交流活動を展開していますので、同センターを含む日越の関係機関が協力することにより、「所属機関や国・地域を越えた研究者の連携」、「日本語学習者による日本研究への支援」、「日本に関する最新情報の発信と共有」など、ベトナムにおける日本研究の基盤が強化されることを期待しています。
最後になりましたが、今回のシンポジウムにおける活発な議論を通じて、ベトナムの日本研究がさらに発展することを祈念して私の挨拶と致します。
3. Phương án dịch tham khảo:
Kính thưa,
– Ông Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội!
– Ông Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội!
– Ông Nishizawa Yoshiyuki, Đại diện Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản!
Thưa toàn thể Quý vị!
Trước hết, tôi xin chúc mừng việc khai mạc “Hội thảo quốc tế về nghiên cứu Nhật Bản” do Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức ngày hôm nay. Năm nay cũng vừa tròn 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam, vì vậy tôi hết sức vui mừng là “Hội thảo quốc tế về nghiên cứu Nhật Bản” cũng được tổ chức trong năm kỷ niệm đáng ghi nhớ này.
Trong những năm gần đây, quan hệ hai nước đang ngày càng trở nên mật thiết trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xứng tầm là “Quan hệ đối tác chiến lược”. Các chuyến đi thăm lẫn nhau giữa lãnh đạo và doanh nghiệp hai nước đang được xúc tiến một cách tích cực, thương mại giữa hai nước và đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam ngày một tăng. Trên lĩnh vực văn hóa, số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam từ 18.000 người năm 2003 đến nay đã tăng lên đến 30.000 người. Số lượng lưu học sinh Việt Nam sang Nhật Bản tính đến tháng 5 năm 2007 là 2.582 người, đông nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Trong sự phát triển vượt bậc của mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam, công tác nghiên cứu về Nhật Bản tại Việt Nam và công tác nghiên cứu về Việt Nam tại Nhật Bản sẽ ngày càng trở nên hết sức quan trọng đối với việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Đặc biệt, trong Diễn đàn Giao lưu văn hóa Nhật – Việt giữa lãnh đạo chính phủ và giới văn nghệ sỹ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 3 năm nay, việc “xây dựng cơ chế đào tạo sau đại học và các chương trình học thuật” và “đào tạo người dẫn dắt quan điểm” được coi là rất quan trọng đối với công tác nghiên cứu về Nhật Bản tại Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan để hỗ trợ phát triển nghiên cứu về Nhật Bản tại Việt Nam.
Tháng 3 năm nay, Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam – Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản đã được thành lập và chính thức đặt văn phòng tại Hà Nội. Trung tâm này đang triển khai các hoạt động giao lưu văn hóa mà trọng tâm là đào tạo tiếng Nhật. Vì vậy tôi hy vọng rằng với sự hợp tác của các cơ quan liên quan của hai nước Nhật Bản và Việt Nam trong đó có Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, nền tảng cho công tác nghiên cứu về Nhật Bản tại Việt Nam như “Liên kết các nhà nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu vượt qua biên giới quốc gia và khu vực”, “Hỗ trợ người học tiếng Nhật nghiên cứu về Nhật Bản”, “Cung cấp và cùng chia sẻ các thông tin mới nhất về Nhật Bản” sẽ được tăng cường hơn nữa.
Cuối cùng, tôi mong rằng thông qua các nội dung thảo luận sôi nổi tại hội thảo lần này, công tác nghiên cứu về Nhật Bản tại Việt Nam sẽ ngày càng được phát triển hơn nữa.