20 bài dịch mẫu Nhật Việt: Bài 15
15課: 岐路に立つベトナム経済 Bài 15 : Kinh tế Việt Nam thời điểm chuyển giao
1. Từ vựng:
スローガン | Slogan | Khẩu hiệu |
新興国 | しんこうこく | Nước mới nổi |
陰り | かげり | Đằng sau đó, ẩn sau |
直撃 | ちょくげき | Tác động trực tiếp |
値動き | ねうごき | Biến động giá |
最高値 | さいたかね | Giá cao nhất |
暴落 | ぼうらく | Sụt, giảm mạnh |
危うし | あやうし | Mối nguy |
原油価格 | げんゆかかく | Giá dầu thô |
急騰 | きゅうとう | Leo thang |
二桁インフレ | ふたけたインフレ | Lạm phát hai con số |
いたちごっこ | Hai yếu tố lặp đi lặp lại | |
スパイラル | Vòng luẩn quẩn | |
拍車がかかる | はくしゃがかかる | Góp phẩn đẩy thêm, tăng thêm |
あおぐ | Nhận được hỗ trợ từ trên | |
見合う | みあう | Ứng đáp |
国営企業の民営化 | こくえいきぎょうのみんえいか | Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước |
大株主 | おおかぶぬし | Cổ đông lớn |
事業投資 | じぎょうとうし | Đầu tư vào các hoạt động sản xuất, dịch vụ |
病 | やまい | Căn bệnh |
摘発 | てきはつ | Phát hiện, phanh phui ra |
体質問題 | たいしつもんだい | Vấn đề thuộc về bản chất |
発券 | はっけん | Phát hành (tiền tệ, trái phiếu, cổ phiếu…) |
中長期的 | ちゅうちょうきてき | Trung dài hạn |
2. Văn bản bằng tiếng Nhật:
男:ドイモイ刷新のスローガンに独自の経済政策を進めてきたベトナム。ここ数年日本など外国企業による投資が相次ぐ中国やインドに続くアジアで最も有望な新興国の一つといわれてきました。しかし、今年に入りその好調さに陰りがみえてきます。大幅な株価の下落、そして急激な物価の上昇が人々の暮らしを直撃しています。ベトナム政府は今年だけで3回目にわたって政策金利を引き上げる等対策に乗り出していますが効果が現れていません。
高長だったベトナムの経済がなぜ今行き詰まりをみせているのかその背景を探ります。
女:ここ数年ですねベトナム経済はあのう発展目覚しいものがありましたよね。
男:そうですね。驚くほどですね。以前はもう本当に貧しい国、東南アジア諸国の中でカンボジア、ラオス、ミャンマと並んで発展の遅れたグループに数えられていたんですね。それがその中からベトナムは完全にも抜け出しました。この十年間のベトナムの平均経済成長率は7%超えていますし、最近ではもう本当に中国、インドに次ぐ高い経済成長率を誇っていました。
女:はい。
男:90年代まで本当に貧しかったんですけれども、この十年間で子供たちがほぼ100%みんな小学校に行けるようになりましたし、電機が来ていなかった家庭にも、まあ、90%以上の電気が来るようになっているとこういう状況なんですね。
女:でも、順調だったベトナム経済がですね。最近壁に直面していると具体的には何が起きているでしょう。
男:はい。あのう、まあ、経済成長去年は8.5%を記録しましたし、今年の当初政府9%を目標考えてスタートしたんですね。ところが、どうも今年に入ってから調子がだんだん悪くなってきて今政府部内ではもう7%もう危ないんじゃないかというそういう厳しい見方になっています。
ちょっと株式市場の値動きを見ていただきたいですけれども。株価指数去年の3月には最高の1170まであがりました。ところが、今年に入ってからご覧のようにつるべおとしという状況で過去の最高値去年3分の1ぐらいの水準まで下がってしまいました。
乱降下ですね。
最近ちょっと持ち直す動きもありますけれども、ま あ、とても本格的立ち直りと言えない状況です。こうした動きはですね。実は、通貨のドンでも同じなんです ね。この数年緩やかなドン安がこう続いてきました。ところが、株価と同様今年の春からですね。がっくんま あ、ほぼ暴落のような動きになってしまいました。
まあ、このようにマーケット動向がベトナム経済先行きが危うしという悲観的な見方がマーケット関係者からしきに流れるようになったですね。
女:その悲観論の背景にはどんなことがあるでしょうか。
その基本にはやっぱりですねインフレ、物価の急激上昇があります。このグラフはベトナムと周辺のアジアの国の物価上昇率グラフなんですけども、まあもちろんどこの国にもですね、今年に入ってからその原油価格、それから食糧価格の急騰でインフレで苦しんでいるんですけれども、まあ、それでもそのフィリピンやインドネシアは大変といっても10%前後なんですね。ところが、ご覧のようにベトナムの場合はこんな上昇率でもう30%に達しようかというような状況です。まあ、こういう二桁インフレになるとどうしても国民の生活不安が高まってきてですね。今年に入ってからその工場労働者の賃上げ要求のストライキが日本企業を含む外資系企業で頻発しています。20%の賃上げ要求を受け入れられるような外資系企業がもう出てきています。こういうふうに物価と賃金のいたちごっこインフレスパイラルが続くようですよね。やっぱりこれまでの評判中国に変わる最も有望な進出先という外国企業のその評価もいらぬという恐れが出てきました。
女:あのう、他の国よりもですね、これだけ急な上昇率をもっているということはベトナム経済が固有の何か問題を抱えているとみていいんでしょうか。
男:そういうことなんですね。あのう、それはベトナム政府がずっと進めてきた市場経済化の政策が結局不徹底だったんじゃないかということそれのつけが今回ってきたということ、そういう見方がされているんですね。国営企業の独占的地位は相変わらずその健在のために末端のレベルで十分な商品の価格競争が起きないために他の国よりどうしても物価の上昇がひどいと、それからその中央銀行がですね。今年に入ってからあわてて金利の引き上げを始めましたけど、もう既に去年インフレの状況は相当進んでいたわけですから早く金融を引き締めすべきだったのにそれをやらなかったそのためにバブル的にお金がマネー膨らんでしまってインフレに一層拍車かかってくるというふうにいえると思います。
女:97年の時のアジア経済危機におけるタイの二の舞になってしまう懸念という声も上がっているようで すが。
男:そうですね。ちょっとベトナムの最近の発展振りが90年代のタイの繁栄振りと似ているところがあるんですね。外から外貨が大量に流入してきてそれが株式や不動産バブルに結びついていたということ、それから、景気が加熱してその結果輸入がどんどん増えて貿易赤字が膨らんでいるその点が共通していますね。そのためにま あ、ベトナムはいずれ通貨のドンが暴落して、タイのようにですね。IMFから緊急支援をあおがないと借金が返せなくなるじゃないかと、そういう見方がアメリカの投資 系、投資銀行とかですねマスコミなんかから流れたわけですね、そういうみかたが。まあ、しかしですね、確かに貿易赤字は去年で120億ドルぐらいに膨らんできてですけれども、一方でベトナムには強みもあるんですね。例えばアメリカを中心に海外に300万人が住んでいる在外ベトナム人が毎年大量に本国に送金してその額が年間100億ドルぐらい上ります。それから海外外資企業のベトナム進出が相変わらず続きまして。その投資額が年間200億ドルぐらいに上ります。ですから、まあ、今ぐらいのベトナムの貿易赤字はそういった海外からの資金流入で十分見合っていけるじゃないか。ですから97年のタイのような危機に今直面しているというふうにみるのはちょっと行きすぎじゃないかというふうな冷静な見方をするエコノミストもいます。
女:しかし、経済改革の不徹底がですね、この問題の根底にあるとするんならばその改革対策はそう簡単には行かないのかなという気もするんですが。
男:それが本当にその通りだと思います。
その国営企業の民営化というでは中国も同じ課題を抱えるんですけれども、ベトナムの場合は中国よりもさらに大きく遅れをとっています。その最近企業がどんどんあのう株式上場して民営企業が増えるという見方もあるんですけども、そういった企業を調べてみると実はですね大株主が国営企業で実質そういった最近の会社は国営企業の子会社だというケースが多いですね。国営企業はそういって子会社を使って事業投資をするならいいですけれども、不動産投資をしたり株式投資に走ったりするというバブルにまさにバブル経済を増幅しているような動きをみせているわけですね。それからまあ前からよくベトナムの病というふうに言われているんですけれど も、政府のその腐敗というのは相変わらずいろいろなお役人さんの腐敗は問題が起きているんです。日本で最近そのODAの政府開発援助絡みで、贈賄の容疑で、日本企業が東京地検から摘発されました。こうしたODA 不正に絡む不正がベトナムでしょっちゅう起きているんです ね。まあ、ひどいケースではですね。外国からの援助資金をお役人さんがですねサッカー試合、かけじあいのかけきんにつぎ込んでしまってというようなケースがあります。
女:ひどいですね。
男:司法制度がきちんと確立しないためにそういった不正も摘発できません。それから外国企業にとっては商売上の紛争が起きたとき、その民事紛争をその弁護士を雇ってきちんと裁判所で決着をつけるということがなかなかできないわけですね。まあ、こうした経済社会が抱える根本的な体質問題をですね。改善していかないと結局長期的な発展がだんだん障害されているということになりかねないわけです。
女:そして、ベトナム経済の改革に向けてあのう日本の政府も支援をするようですね。
男:あのう、日銀、日本銀行が今月末から二年間管理職員をベトナムの中央銀行に派遣して中央銀行の通貨の発券や決済などの金融制度の運営ノウハウ、それからですね、金融政策の判断をどういうふうにしているかその場合の経済実態をどう把握しているのか。どういう統計を整えてそれを分析するかそういった点についてアドバイスしていくということなんです。ベトナムのような急激な市場経済化が進んでお金が大量に出回るようになりますと、そのお金をどういうふうにその金融でコントロールしていくか。その仕組みが整わないと大変なことになるわけです。十年前はまさにロシアがその金融システムそのものの全体が崩壊してしまったということがあるわけですね。まあ、今度の日銀のそのアドバイスがそのベトナムに対するアドバイスは中長期的なそういう金融システムを整えていくということのために派遣するんですけれども、まあ、今現在既にベトナムはこういうふうにだんだん危機的なインフレの状況に陥っているわけ です。
3. Phương án dịch tham khảo:
Nam: Việt Nam đang áp dụng chính sách kinh tế độc đáo với khẩu hiệu Đổi mới. Những năm gần đây, Việt Nam là một nước phát triển mới nổi lên có triển vọng nhất châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ với nhiều công ty nước ngoài trong đó có Nhật Bản đầu tư vào. Nhưng bước vào năm nay các dấu hiệu xấu đằng sau sự phát triển đó đã lộ diện. Cổ phiếu rớt giá, vật giá leo thang… đang trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp chỉ riêng năm nay đã ba lần tăng lãi suất, nhưng các biện pháp này vẫn chưa có hiệu quả. Chúng ta thử tìm hiểu xem tại sao một nền kinh tế đang phát triển thuận lợi như vậy lại rơi vào bế tắc.
Nữ: Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển nổi bật, đúng không thưa ông?
Nam: Đúng vậy, Việt Nam phát triển đến mức đáng ngạc nhiên. Trước đây, Việt Nam bị xếp cùng nhóm các nước nghèo chậm phát triển ở khu vực Đông Nam Á, cùng với Campuchia, Lào, Myanmar. Việt Nam đã hoàn toàn thoát khỏi nhóm các nước đó. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam trong 10 năm qua đạt hơn 7%, và là nước đáng tự hào vì có tốc độ phát triển kinh tế cao chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ. Những năm 1990, Việt Nam thật sự là một nước nghèo, nhưng đến nay 100% trẻ em đều có thể đi học cấp 1. 90% hộ gia đình có điện để sử dụng, có nhiều gia đình trước kia không có điện sử dụng thì nay cũng đã có điện.
Nữ: Tuy nhiên, một nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định nay lại gặp phải trở ngại, xin ông hãy cho biết cụ thể là kinh tế Việt Nam đang phải đối đầu với vấn đề gì?
Nam: Năm ngoái tốc độ tăng trưởng kinh tế tới mức kỷ lục là 8,5%, năm nay chính phủ cũng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 9%. Tuy nhiên, vào năm nay tình hình kinh tế dần dần trở nên xấu, đến nay nội bộ chính phủ cũng nhận định ngay cả con số tăng trưởng 7% vẫn còn là mức khó.
Xin Quý vị hãy quan sát sự biến động giá cổ phiếu. Chỉ số cổ phiếu vào tháng 3 năm ngoái đã tăng tới 1.170. Nhưng năm nay, theo như Quý vị thấy, đã bị giảm xuống bằng 1/3 lúc cao nhất.
Gần đây cũng có dấu hiệu phục hồi trở lại, nhưng không phải là phục hồi thực sự. Sự biến động này cũng giống như sự biến động của đồng Việt Nam. Trong một vài năm gần đây, sự mất giá nhẹ của đồng Việt Nam vẫn tiếp tục. Nhưng cũng giống cổ phiếu, bước vào năm nay đồng Việt Nam đột ngột giảm giá mạnh…
Nữ: Có nhiều người có cái nhìn bi quan về hướng đi của kinh tế Việt Nam trước động thái thị trường như thế này. Xin ông hãy cho biết nguyên nhân của các nhận định bi quan đó?
Nam: Cơ bản là do lạm phát, vật giá tăng đột biến. Đây là biểu đồ mức độ gia tăng vật giá ở Việt Nam và các nước láng giềng châu Á. Theo sơ đồ này, tất nhiên ở bất kỳ nước nào cũng chịu ảnh hưởng của lạm phát do bước vào năm nay do giá dầu thô và lương thực leo thang. Philippines, Indonesia ở mức cao cũng chỉ trên dưới 10%. Nhưng trường hợp của Việt Nam lên tới 30%. Lạm phát hai con số này sẽ khiến người dân cảm thấy lo lắng. Bước vào năm nay tình trạng đòi tăng lương, đình công của người lao động trong các nhà máy xảy ra liên tiếp. Cũng đã có công ty phải chấp nhận tăng lương 20%. Giá cả và tiền lương cứ đua nhau tăng tạo ra vòng luẩn quẩn của lạm phát. Có lo ngại cho rằng Việt Nam sẽ không còn là điểm đến có triển vọng nhất thay cho Trung Quốc đối với các nhà đầu tư nước ngoài nữa.
Nữ: Việt Nam có tỷ lệ tăng cao hơn các nước khác, điều này có thể nói rằng kinh tế Việt Nam có vấn đề gì?
Nam: Cũng có quan điểm cho rằng đây là do chính sách kinh tế thị trường mà Chính phủ Việt Nam thực hiện không triệt để nên cái giá phải trả là dẫn đến tình trạng như hiện nay.
Tình trạng độc quyền của doanh nghiệp nhà nước vẫn không thay đổi và để duy trì các doanh nghiệp nhà nước thì không có sự cạnh tranh công bằng về giá cả bán lẻ sản phẩm đến tay người tiêu dùng nên sự gia tăng giá cả của Việt Nam ở mức cao hơn các nước khác. Ngoài ra ngân hàng nhà nước thì đầu năm nay vội vàng tăng lãi suất nhưng thực ra tình trạng lạm phát đã xảy ra từ cuối năm ngoái nên việc giảm lãi suất của ngân hàng nhà nước hơi chậm, dẫn tới sự khủng hoảng về tiền tệ, càng làm tăng tốc lạm phát.
Nữ: Cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam có nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á lần thứ hai giống như Thái Lan năm 1997. Ông nghĩ sao về điều này?
Nam: Quả thật là sự phát triển kinh tế của Việt Nam gần đây cũng giống với sự phát triển quá nóng của Thái Lan vào năm 1997. Lượng tiền tệ lớn từ bên ngoài đổ vào chủ yếu được đầu tư vào cổ phiếu và bất động sản, khiến nền kinh tế càng nóng hơn, kết quả là nhập khẩu tăng, thâm hụt cái cân thương mại ngày càng lớn, đây là điểm chung của Việt Nam với Thái Lan. Do vậy, Việt Nam ắt hẳn cũng sẽ giống Thái Lan, tiền Việt Nam sẽ tụt giá mạnh. Nếu không có viện trợ khẩn cấp từ IMF thì sẽ có nguy cơ không thể trả được nợ. Cách nghĩ này được nhiều nhà đầu tư Mỹ, ngân hàng, giới truyền thông đề cập. Tuy vậy, thâm hụt ngoại thương năm ngoái là 12 tỷ đô la, nhưng Việt Nam cũng có điểm mạnh. Ví dụ hiện nay có khoảng 3 triệu người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài mà chủ yếu là ở Mỹ, hàng năm gửi một số tiền lớn về Việt Nam, khoảng 10 tỷ đô la. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục ồ ạt vào Việt Nam. Số tiền đầu tư này hàng năm khoảng 20 tỷ đô la. Vì vậy số thâm hụt trên có thể đủ bù đắp bằng các khoản này. Do vậy cũng có những nhà kinh tế học có cái nhìn bình tĩnh hơn và cho rằng cách nói khủng hoảng giống Thái Lan năm 97 là hơi quá lời.
Nữ: Nếu như chính sách cải cách kinh tế chưa triệt để đó của Việt Nam có vấn đề từ căn bản gốc rễ thì tôi có cảm giác biện pháp cải cách nó không đơn giản chút nào, thưa ông?
Nam: Quả đúng như vậy. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam cũng gặp phải các vấn đề giống như Trung Quốc, nhưng trường hợp của Việt Nam việc cổ phần hóa diễn ra chậm hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Gần đây nhiều doanh nghiệp được cổ phần hóa, dẫn tới các công ty tư nhân, công ty cổ phần tăng lên nhiều. Thường các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa sẽ là công ty con của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước sử dụng các công ty con đó để đầu tư vào ngành sản xuất, dịch vụ thì còn tốt nhưng vấn đề họ lại đầu tư vào bất động sản, đầu tư vào thị trường cổ phiếu nên càng làm cho nền kinh tế trở nên nóng hơn. Ngoài ra, một căn bệnh của Việt Nam vốn bị nói từ trước là sự hủ bại của chính phủ. Nhiều quan chức tham ô hối lộ, ở Nhật Bản gần đây cũng xảy ra vụ việc hối hộ trong viện trợ chính phủ ODA. Công ty đưa hối lộ đã bị Viện kiểm sát Tokyo phanh phui vụ việc. Các vụ việc liên quan tới ODA xảy ra thường xuyên ở Việt Nam. Thậm chí có trường hợp sử dụng cả tiền viện trợ để cá độ bóng đá.
Chế độ tư pháp của Việt Nam chưa hoàn thiện nên khó có thể phát hiện những vụ việc đó. Khi doanh nghiệp nước ngoài xảy ra tranh chấp thì không thể thuê luật sư khởi kiện để xét xử tại tòa. Kinh tế xã hội mang các vấn đề thể chất cơ bản. Nếu không cải thiện chúng thì kết cục là việc phát triển kinh tế lâu dài e sẽ bị cản trở.
Nữ: Nghe nói Chính phủ Nhật Bản cũng viện trợ cho Việt Nam trong việc cải cách kinh tế?
Nam: Ngân hàng Nhật Bản từ cuối tháng này đã cử cán bộ quản lý sang làm việc tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong hai năm. Các cán bộ này sẽ tư vấn cho phía Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc phát hành tiền tệ, thanh toán, bí quyết vận hành tài chính, chính sách tài chính cần triển khai thế nào, nắm bắt tình hình kinh tế như thế nào, hoàn thiện hệ thống thống kê và phân tích con số thống kê. Việc thị trường hóa nền kinh tế diễn ra quá mạnh, tiền tệ lưu thông quá nhiều thì phải điều khiển bằng chính sách tài chính như thế nào. Nếu cơ cấu đó không hoàn thiện thì sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Mười năm trước Nga cũng bị sụp đổ hoàn toàn hệ thống tài chính. Các chuyên viên tư vấn của Ngân hàng Nhật Bản đến Việt Nam để nhằm xây dựng hệ thống tài chính cho Việt Nam. Như chúng ta đã biết, hiện nay Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát nguy kịch.