20 bài dịch mẫu Nhật Việt: Bài 13
第13課:ベトナム裾野産業 Bài 13: Ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
1. Từ vựng:
裾野産業 | すそのさんぎょう | Ngành công nghiệp phụ trợ |
働きもの | はたらきもの | Đức tính cần cù |
労働コスト | ろうどうコスト | Chi phí lao động |
緊縮財政 | きんしゅくざいせい | Cắt giảm chi tiêu |
引き締め | ひきしめ | Thắt chặt |
沈静化 | ちんせいか | Dần ổn định |
高騰な | こうとうな | Tăng cao |
外的要因 | がいてきよういん | Tác nhân bên ngoài |
克服する | こくふくする | Khắc phục |
熟練労働 | じゅくれんろうどう | Lao động có tay nghề |
重点的な | じゅうてんてきな | Mang tính trọng điểm |
資源配分 | しげんはいぶん | Phân bổ các nguồn lực |
ドナー | Donor | Các nước viện trợ |
手詰まりな | てづまりな | Khó khăn, bó tay |
マスタープラン | Master Plan | Kế hoạch tổng thể |
多岐に亘る | たきにわたる | Dàn trải |
責任官庁 | せきにんかんちょう | Cơ quan chịu trách nhiệm |
コミットメント | Commitment | Cam kết |
淘汰 | とうた | Đào thải |
2. Văn bản bằng tiếng Nhật:
ベトナム経済状況はある面では良好であり、またある面では厳しいものがあります。ベトナムの良好な面は、政治の安定と治安状況であり、働きものの国民性であ り、東南アジアの中心に位置するという地の利などで す。労働コストが安価であるのは確かに現時点での大きな魅力ですが、しかし、これは長くは続かないと思います。経済は発展するが労働コストは安いままであるということはあり得ません。また、高インフレを心配する向きもありますが、これも短期的には緊縮財政と金融の引き締めによって沈静化していくものと思います。ただ、長期的には生産性の向上が最良のインフレ対策であることは言を待ちません。国際エネルギー価格や食料・原材料価格の高騰などインフレの外的要因については国際経済の今後の展開次第で予測が困難ですが、これも長期的には外的要因による影響を少なくする経済・産業政策をとることで克服するしかありません。
私が心配するのはインフラ整備の遅れと熟練労働力の不足、そして裾野産業の発達の遅れの三つです。特に、インフラの整備と熟練労働力の育成については重点的な資源配分がなされつつあり、ドナー社会もODAによる支援を強化しています。こうした中で、政策的に一番手詰まりなのが、裾野産業の育成なのではないでしょうか。確かにマスタープランはあります。しかし、このマスタープランを踏まえ、誰がいつまでに何をするか、という行動計画が存在しません。その理由は明らかです。それは、現時点で裾野産業の問題が火急のテーマとは実感されていないことと、政策内容が多岐に亘るため単一の責任官庁が存在しないことによるものです。
アセアン自由貿易地域へのコミットメントによって、10年後には、ほとんど全ての産品についてアセアン諸国からの輸入関税がゼロになります。おそらく、5年後に は、ベトナムで活動する多くの製造業が、その国籍如何を問わず、このベトナム国内で製造を続けるのか、あるいは他のアセアン諸国で製造したものを輸入・販売するのかの企業戦略の選択を迫られることになるでしょう。そして、その際の判断基準は、この国で十分に国際競争力のある「安くて良い製品」が作れるかの一点にかかってくるものと思います。「安くても低品質の製品」や「高品質だが値段も高い製品」は市場から淘汰されてしまいます。安い製品を作ることはベトナムの場合そう難しいことではないかもしれません。しかし、高品質の製品を作ることは一朝一夕には無理です。熟練した労働者を育て、良質の部品が作れる裾野産業を育てることが必要だからです。
3. Phương án dịch tham khảo:
Tình hình kinh tế Việt Nam có mặt tốt nhưng cũng có mặt nghiêm trọng. Mặt tốt là sự ổn định về an ninh chính trị, đức tính cần cù của người dân Việt Nam và vị trí địa lý thuận lợi nằm ở trung tâm Đông Nam châu Á. Giá nhân công rẻ đúng là một sức hấp dẫn lớn ở thời điểm này, nhưng điều này sẽ không thể kéo dài. Khi kinh tế phát triển thì giá nhân công không thể rẻ mãi. Bên cạnh đó, cũng có lo lắng vì lạm phát cao, nhưng tình trạng này sẽ dần ổn định nhờ cắt giảm chi tiêu và hạn chế cho vay tiền tệ trong thời gian ngắn. Mặc dù vậy, về lâu dài, đương nhiên đẩy mạnh sản xuất là biện pháp giảm lạm phát tốt nhất. Tùy vào sự phát triển kinh tế quốc tế sắp tới, khó dự đoán được các tác nhân bên ngoài của lạm phát như sự gia tăng giá năng lượng, giá thực phẩm, nguyên liệu thô. Tuy nhiên, về mặt lâu dài chỉ có cách khắc phục bằng các chính sách kinh tế và công nghiệp làm giảm ảnh hưởng do tác nhân bên ngoài.
Điều tôi lo lắng là ở ba vấn đề: sự chậm trễ về hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thiếu nguồn lực lao động tay nghề cao và sự chậm trễ trong việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Đặc biệt, Việt Nam đang cố gắng phân bổ ngân sách ưu tiên cho lĩnh vực hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn lực lao động tay nghề cao, đồng thời, các nước viện trợ cũng đang tăng cường hỗ trợ ODA cho Việt Nam trong lĩnh vực này. Trong tình hình này, chính sách khó khăn nhất có lẽ là xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ. Đúng là Chính phủ Việt Nam đã có Quy hoạch tổng thể. Song, kế hoạch hành động cụ thể như ai làm, làm đến khi nào, làm cái gì để triển khai Quy hoạch tổng thể này thì chưa có. Điều này có lý do rõ ràng vì tại thời điểm này, chưa có nhận thức rằng vấn đề công nghiệp phụ trợ là vấn đề cấp bách và vì nội dung chính sách còn dàn trải trên nhiều phương diện nên không có một cơ quan riêng nào chịu trách nhiệm.
Theo cam kết trong khu vực thương mại tự do Asean, 10 năm sau, Việt Nam sẽ phải miễn thuế hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ các nước Asean. Tức là, năm năm sau, các ngành sản xuất đang hoạt động tại Việt Nam, không phân biệt của nước nào, sẽ buộc phải lựa chọn chiến lược hoặc là sản xuất tại Việt Nam hoặc là nhập khẩu và bán các sản phẩm được sản xuất tại các nước Asean khác. Tiêu chí để quyết định khi đó là làm sao có thể tạo ra được “sản phẩm vừa rẻ vừa tốt”, có đủ năng lực cạnh tranh quốc tế tại Việt Nam. “Sản phẩm rẻ nhưng chất lượng kém”, “sản phẩm tốt nhưng giá cả cao” sẽ bị thị trường đào thải. Đối với Việt Nam, việc tạo ra sản phẩm giá thành rẻ có lẽ không khó. Nhưng cái khó là không thể một sớm một chiều có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Vì để có sản phẩm chất lượng cao, cần phải đào tạo một lực lượng lao động có tay nghề cao và xây dựng được một ngành công nghiệp phụ trợ có thể sản xuất ra các linh kiện chất lượng tốt.