20 bài dịch mẫu Nhật Việt: Bài 12
第 12 課: 肩書か人間らしいか Bài 12 : Chức danh hay cuộc sống?
1. Từ vựng:
サラリーマン | Salary man | Làm công ăn lương |
ポスト | Post | Vị trí |
肩書 | かたがき | Chức danh |
出世 | しゅっせ | Thành đạt |
優越感 | ゆうえつかん | Cảm giác hơn người, vượt trội |
~(に)ひたる | Chìm đắm trong… | |
~長 | ~ちょう | ~ Trưởng |
管理職 | かんりしょく | Chức vụ quản lý |
途端に | とたんに | Ngay sau khi, đồng thời |
顔色をうかがう | かおいろをうかがう | Dò xét thái độ |
端々 | はしばし | Góc cạnh |
気を使う | きをつかう | Để ý, để tâm |
一段と | いちだんと | Một bước |
中間管理職 | ちゅうかんかんりしょく | Chức vụ quản lý trung gian |
平社員 | ひらしゃいん | Nhân viên thường |
上司 | じょうし | Cấp trên |
部下 | ぶか | Cấp dưới |
同僚 | どうりょう | Đồng nghiệp |
腰を低くする | こしをひくくする | Nhún nhường |
心を砕く | こころをくだく | Hết sức chú ý |
つとまる | Làm, giữ chức vụ | |
のびのび | Một cách tự do và dễ dàng | |
大転換 | だいてんかん | Thay đổi lớn |
2. Văn bản bằng tiếng Nhật:
サラリーマンにとって係長、課長、部長などのポストはかなり魅力のあるもので、「管理職はサラリーマンの夢である」とさえ言われています。確かに管理職になると多少は収入が増えるということは、否定できない事実であり、それも魅力のひとつかもしれません。
しかし、実際には管理職の肩書がつくことによって、自分は出世した、偉くなった、有能で他人より優れている、という優越感にひたれるということになるようです。
しかし、ここで考えて見なければならないことは、いわゆる平社員と管理職と比較して、どちらが人間らしい生活ができるか、ということです。多くの人たちは管理職のポストにつくと、その途端に上司の顔をうかがい、その言葉の端々にも気を使うようになります。
部下や同僚に対しても一段と腰を低くして、「きらわれまい」と心を砕き、自分の言いたいことも言わずに、ただ、そのポストの責任による重圧に耐え続けて悩んでいる人が少なくありません。
企業の中間管理職に限らず、社長とか局長、教育長、会長、理事長と、ほかでも「長」—つまり「長い」という字のつくポストがたくさんありますが、長という字のつくポストについている人たちの生き方は、とても人間らしい生き方とは言えない、と言ってもいいでしょう。もちろん、例外ではありますが、個人の人間性を殺さなければ管理職という仕事はつとまらない、という側面があるからです。これからはのびのびと徹底して平で、しかも人間らしく生き抜こう、肩書よりも自分の生き方を大切にしようと発想の大転換をしなければならない時代に直面しているのではないかと、思います。
3. Phương án dịch tham khảo:
Đối với những người làm công ăn lương, trưởng nhóm, tổ trưởng, trưởng phòng là các vị trí thật hấp dẫn, và người ta thường nói rằng “Chức vụ quản lý là mơ ước của không ít người làm công ăn lương”. Một điều không thể phủ nhận đó là khi được làm chức vụ quản lý thì ít nhiều thu nhập sẽ tăng và có lẽ đó cũng là một trong những điểm hấp dẫn của vị trí quản lý. Tuy nhiên, trong thực tế dường như người được lên chức lại thường đắm chìm trong cảm giác mình vượt trội hơn người khác, mình đã thành đạt, mình xuất sắc, có tài tăng và giỏi hơn người khác.
Nhưng ở đây tôi muốn các bạn thử suy nghĩ xem nhân viên thường và người quản lý, ai có thể sống một cuộc sống thực sự hơn. Nhiều người khi được vào vị trí quản lý thì đồng thời lúc nào cũng phải dò xét thái độ cấp trên, phải chú ý tới từng lời ăn tiếng nói. Ngay cả đối với cấp dưới hay đối với đồng nghiệp cũng phải nhường nhịn hơn, và luôn luôn phải để ý để sao cho không bị mọi người ghét. Có không ít người cảm thấy căng thẳng mệt mỏi vì không thể nói những điều mình nói, luôn trọng trại thái phải chịu đựng những áp lực của vị trí quản lý.
Không chỉ những người quản lý ở cấp trung gian tại các doanh nghiệp, mà thậm chí cả giám đốc, cục trưởng, hiệu trưởng, hội trưởng, chánh văn phòng, những vị trí có gắn với chữ “trưởng”, không thể nói rằng họ được sống một cuộc sống thực sự thoải mái của một người bình thường.Tất nhiên cũng có ngoại lệ, nhưng vì nếu không chịu hy sinh con người thật của mình đi thì không thể gánh vác vị trí quản lý được.Tôi nghĩ phải chăng đã đến lúc chúng ta phải thay đổi sang coi trọng cách sống của cá nhân mình hơn là chức vụ, có nghĩa là chỉ cần là một nhân viên bình thường nhưng có thể sống hết mình, sống tự do theo kiểu của mình được.