20 bài dịch mẫu Nhật Việt: Bài 10
第10課: 国際交流基金 理事長インタビュー Bài 10: Phỏng vấn ông Chủ tịch Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản
1. Từ vựng:
使節団員 | しせつだんいん | Phái đoàn |
傷跡 | きずあと | Vết thương |
アーティスト | Artist | Nghệ sỹ |
寺子屋 | てらこや | Nơi mà người dân phải đến học đọc học viết ở thời Edo |
集約する | しゅうやくする | Tập trung |
雅楽 | ががく | Nhã nhạc |
復元 | ふくげん | Phục hồi |
城塞 | じょうさい | Hoàng thành |
2. Văn bản bằng tiếng Nhật:
国際交流基金は2008年3月10日、在ベトナム日本文化交流センターをハノイ市Hoan Kiem区Quang Trung通り27番地に開設した。日本と外国との文化交流活動をしている同基金の小倉和夫理事長にお話を伺った。
Q:2005年5月と2008年3月の2回、ハノイとホーチミン市で日越文化交流イベントが開催され、両国の芸術家が多数参加しました。また在ベトナム日本文化交流センターのオープンは、国際交流基金の活動の新たな1歩となるものといえます。
A:2005年5月に来越した使節団員は皆、ベトナム側の情熱を感じました。これがセンター設立の原動力になったと思います。しかしセンターは木を育てるための芽でしかありません。成長させるには、多くの努力が必要です。
Q:ベトナムでのプログラムの特徴は?
A:日本とベトナムの文化、歴史には、戦争の傷跡を克服しながら、社会発展に励まなければならないなど相似点が多くあります。国際交流基金は、平和のための文化交流という考えで活動を進めており、文化的特色の回復への支援を目的に、戦争や闘いの傷跡を克服する道のりにある国での社会的な文化交流プログラムを重視しています。この分野に関して多くの相似点があるアジア諸国のなかで、日越両国は協力し合えるでしょう。将来的には二国間だけでなく、第三国を含めた関係作りができると信じています。
ベトナムは若年人口が多いため対象を若年層に置き、プログラムを将来に向け展開している点が特徴です。若い研究者の訓練や若いアーティストへの支援を通して、若者の活動に貢献するのが主な活動です。
Q:文化、宗教、禅の教えなどにはっきり現れている日本人の高い民族性はベトナム人が尊重するものですが、日本の教育はどのようなものですか?
A:教育組織は公平であることが重視され、日本ではこの考えが受け入れられ広がっています。
Q:日本人が戦後の困難な時期を乗り越え、現在があるのは何によるのでしょうか?
A:一番の要素は教育でしょう。日本では江戸時代から、人々が読み書きを学びに行く寺子屋という場所がありました。明治維新後、日本政府は将来のための人材教育を重視しました。戦後の急速な復興は、その時期の人材育成のおかげでしょう。二つ目の要素は、平和憲法により日本は戦争や世界大戦後の争いに支配されなかったことにあります。そのおかげで様々な年齢の人々の努力を、経済の構築・発展に集約することができました。
Q:日本の若い世代に対する懸念は?
A:現代の日本の若者は過去に縛られません。彼らにとっては、国際人になることが重要なことなのです。しかし、そのためにはまず、自国の文化をよく理解する必要があります。
Q: 文化交流活動は、両国国民の相互理解と親密な関係作りにつながると思われますか?
A:ベトナムの日本語学習者数は急増しています。彼らが日本語の礎である日本文化の深い理解を助けることでしょう。このような理由からも、私たちは日本語教育活動を重視しています。常に活動範囲を拡大し、多くの分野で交流ができるようにしており、それにより両国の人々の相互理解と親密な関係作りにつながると思います。
Q:ベトナムでのこれまでの活動について教えてください。
A:これまでは主に日本語教育と日本研究支援を進めてきました。芸術交流では、日本文化を紹介する目的で文化人をベトナムに派遣し日本の飲食や茶道について紹介、或いは映画祭、美術展などを開催してきました。さらに日本関連の書籍の翻訳・本の出版や、知識交流分野では日本の研究者・機関の支援をしてきました。ベトナムでの文化協力分野では、フエの雅楽の復元、ハノイにあるThang Long城塞の保存などを支援するため専門家を派遣しました。
現在特に重視しているのは、高校での日本語教育、教科書や教材作り、教員の能力向上と研究機関への支援 です。
Q: 両国の若者について何か一言。
A:日本には「石の上にも3年」、ベトナムにも「鉄を磨くと金になる日が来る」という言葉があります。中途半端で終えることはすべきでなく、自分の力を信じ努力を続ければ、いい結果が得られる日が訪れるでしょう。
3. Phương án dịch tham khảo:
Q: Sau hai lần tổ chức Diễn đàn Giao lưu văn hóa Nhật – Việt (Tháng 5 năm 2005 và tháng 3 năm 2008) tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với sự có mặt của nhiều trí thức văn nghệ sĩ của hai nước, việc khai trương Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam là một bước chuyển trong hoạt động của Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam. Ông có thể nói gì về điều này?
A:Các thành viên của Phái đoàn Giao lưu văn hóa Nhật Bản đến Việt Nam tháng 5 năm 2005 đều nhận thấy nhiệt tình của phía Việt Nam trong giao lưu văn hóa Nhật – Việt. Tôi nghĩ đây là động lực dẫn đến sự kiện thành lập Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam. Nhưng trung tâm này thực ra mới chỉ mới là cái mầm, là một cây non, để có thể nuôi lớn cây cần rất nhiều nước, phân bón và cả sự chăm sóc.
Q: Thưa ông, các đặc trưng của Chương trình của Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản ở Việt Nam là gì?
A: Giữa Nhật Bản và Việt Nam có những điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử. Hai nước đều phải vừa khắc phục vết thương chiến tranh vừa cố gắng phát triển xã hội trong hòa bình. Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản hiện nay đang xúc tiến hoạt động từ khái niệm Giao lưu văn hóa vì hòa bình, tức là chú trọng thúc đẩy các chương trình giao lưu văn hóa với xã hội của các quốc gia đang trên đường khắc phục vết thương do chiến tranh hoặc những tranh chấp mang đến, nhằm hỗ trợ họ trong việc khôi phục bản sắc văn hóa. Trong lĩnh vực này, là những nước châu Á có nhiều điểm tương đồng, Nhật Bản và Việt Nam sẽ cùng nhau cộng tác. Trong tương lai, tôi tin rằng không phải chỉ là hợp tác giữa hai nước Nhật – Việt mà có thể sẽ xây dựng quan hệ độc đáo với cả nước thứ ba nữa.
Ngoài ra, ở Việt Nam số người trẻ chiếm tỷ lệ cao trong dân số, vì vậy chúng tôi đặt trọng tâm đối tượng giao lưu văn hóa là lớp trẻ, các chương trình giao lưu được triển khai cũng hướng đến tương lai, đó là những điểm khác so với các nước khác. Thông qua đào tạo các nhà nghiên cứu trẻ, hỗ trợ các văn nghệ sĩ trẻ…, nhằm đóng góp cho các hoạt động của giới trẻ cũng là một trong những hoạt động chính của Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản.
Q: Tính dân tộc cao của người Nhật Bản thể hiện rõ trong văn hóa, tôn giáo, triết học… rất được người Việt Nam quý trọng. Một người Nhật sinh ra và lớn lên sẽ được nhận một sự giáo dục thế nào từ gia đình, nhà trường và xã hội?
A: Giáo dục ở Nhật Bản được tổ chức một cách có cân bằng là điều rất quan trọng. Ở Nhật Bản, suy nghĩ này đã được tiếp nhận và tổ chức một cách có bài bản và hiện nay đã trở thành truyền thống.
Q: Nhật Bản cũng đã trải qua chiến tranh và đã phải trả giá. Cái gì đã khiến người Nhật vượt qua được những khó khăn thời hậu chiến để có được vị thếngày nay?
A: Có thể nói yếu tố giúp Nhật Bản phục hồi nhanh sau chiến tranh trước nhất là ở giáo dục. Ở Nhật, từ thời Edo đã có terakoya là nơi mà người dân phải đến học đọc học viết. Ngay sau cuộc Duy tân Minh Trị, Chính phủ Nhật Bản đã chú trọng rất mạnh vào việc đào tạo nhân lực chuẩn bị cho tương lai. Cho nên sau chiến tranh, Nhật Bản đã phục hồi một cách nhanh chóng có thể là nhờ thời điểm đó Nhật Bản đã có sẵn lực lượng nhân lực có tài năng và thực sự lao động hết mình. Cái thứ hai, là do được quy định bởi một Hiến pháp hòa bình, Nhật Bản không bị chi phối bởi những cuộc chiến tranh và tranh chấp sau thế chiến, nhờ đó đã có thể tập trung nỗ lực của mọi tầng lớp dân chúng Nhật Bản vào việc xây dựng và phát triển kinh tế.
Q: Ông có nhiều băn khoăn với thế hệ trẻ của Nhật Bản hiện nay?
A: Giới trẻ Nhật Bản hiện nay không bị ràng buộc bởi quá khứ. Với họ, trở thành một công dân của thế giới mới là điều quan trọng. Nhưng để được vậy, trước hết cần đào sâu hiểu biết về văn hóa của chính nước mình bên cạnh việc tìm hiểu sâu sắc văn hóa của các nước khác.
Q: Ông có tin rằng những hoạt động giao lưu văn hóa sẽ giúp người Nhật và người Việt có thể hiểu rõ và gắn bó với nhau hơn?
A: Ở Việt Nam, số người học tiếng Nhật đang tăng lên một cách nhanh chóng. Tôi nghĩ, chính những người này sẽ giúp đào sâu sự hiểu biết về văn hóa Nhật Bản, là nền tảng chiều sâu của tiếng Nhật. Cũng vì lý do này mà Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản rất chú trọng vào hoạt động giảng dạy tiếng Nhật. Phạm vi của giao lưu văn hóa luôn mở rộng, giúp người ta có thể giao lưu trên nhiều lĩnh vực. Tôi nghĩ, cứ xúc tiến giao lưu càng nhiều lĩnh vực thì hiệu quả tự thân của chúng sẽ mang lại sự hiểu biết và gắn bó tự nhiên giữa nhân dân hai nước.
Q: Xin ông giới thiệu đôi nét về những chương trình mà Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản đã và đang thực hiện ở Việt Nam?
A: Ở Việt Nam, những lĩnh vực chính mà Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản từ trước đến nay đã xúc tiến là việc giảng dạy tiếng Nhật và hỗ trợ nghiên cứu về Nhật Bản. Trong lĩnh vực giao lưu nghệ thuật, nhằm mục đích giới thiệu văn hóa Nhật Bản, chúng tôi đã có các chương trình như cử các nhà văn hóa đi Việt Nam giới thiệu về ẩm thực Nhật Bản, về trà đạo, hoặc thực thi các chương trình khác như tổ chức liên hoan phim, triển lãm mỹ thuật… Ngoài ra, còn có chương trình hỗ trợ dịch thuật và xuất bản sách có nội dung liên quan đến Nhật Bản. Trong lĩnh vực giao lưu tri thức, chúng tôi đã hỗ trợ các nhà nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu về Nhật Bản. Riêng trong lĩnh vực hợp tác văn hóa ở Việt Nam, chúng tôi đã cử chuyên gia đến Việt Nam để hỗ trợ Việt Nam phục hồi Nhã nhạc Cung đình Huế, bảo tồn Di tích Hoàng thành ở Hà Nội…
Hiện tại, những chương trình đang được đặc biệt chú trọng là hỗ trợ giảng dạy tiếng Nhật ở cấp phổ thông trung học, làm sách giáo khoa, giáo cụ và nâng cao năng lực của giáo viên; hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu về Nhật Bản.
Q: Ông có thể nói gì về Việt Nam, về thế hệ trẻ của hai nước?
A: Ở Nhật Bản chúng tôi có câu: “Đứng trên đá cũng phải ba năm”. Cùng nghĩa đó, Việt Nam các bạn cũng có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Chúng ta đừng bỏ dở cái gì nửa chừng, hãy tin vào sức mình, hãy tiếp tục nỗ lực thì sẽ có ngày đạt được kết quả tốt.