Sự khác nhau giữa biên dịch và phiên dịch
Ngành dịch thuật có thể được chia thành hai nhóm: biên dịch và phiên dịch.
Tuy cả nhóm đều dịch chuyển ngữ giữa ngôn ngữ nước ngoài và tiếng Việt, nhưng kỹ năng và vai trò của chúng lại hoàn toàn khác nhau.
Hãy cùng tìm hiểu đặc trưng và sự khác biệt giữa biên dịch và phiên dịch nhé.
Biên dịch
Dịch là việc chuyển thể văn bản từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác.
Đối tượng của biên dịch tài liệu: Các loại tài liệu bao gồm Menu, hợp đồng, sách hướng dẫn, Website, sách, phụ đề phim, truyện tranh, v.v.
Ngoài khả năng ngoại ngữ, công việc biên dịch cũng yêu cầu người dịch phải có các kỹ năng cần thiết sau đây:
- Đầu tiên là kỹ năng ngôn ngữ và khả năng nắm bắt để hiểu chính xác nội dung của văn bản gốc. Người dịch cần có khả năng đọc hiểu ý mà tài liệu muốn truyền đạt một cách trọn vẹn.
- Thứ hai là kỹ năng viết. Người dịch cần có kĩ năng đối chiếu theo phong tục và văn hóa của cả hai ngôn ngữ, từ đó bổ sung cho văn bản gốc nếu có lỗi lặp từ hay thiếu sót, đặc biệt là thay đổi thứ tự, hoặc rút gọn để văn bản trở nên dễ hiểu hơn với người đọc.
- Thứ ba là kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp thường được cho là kĩ năng không cần thiết đối với công việc biên dịch, tuy nhiên đây lại là kĩ năng cần có bởi người dịch cần chủ động hỏi khách hàng và công ty dịch thuật nếu có bất cứ thắc mắc, hay nhận ra những điểm không hợp lý, nhằm đem lại các bản dịch chất lượng cao.
- Thứ tư là khả năng nghiên cứu, lựa chọn từ ngữ, và khả năng để ý tới từng chi tiết nhỏ trong tài liệu.
Phiên dịch
Phiên dịch là việc dịch ngôn ngữ của người nói sang ngôn ngữ của người nghe, để người nói các ngôn ngữ khác nhau có thể giao tiếp một cách trôi chảy.
Một số sự kiện thường cần tới thông dịch viên là các buổi lễ, kiểm tra, đàm phán kinh doanh, hội thảo và hội nghị quốc tế.
Do cần phải dịch tức thì, nên không giống như biên dịch, phiên dịch đòi hỏi khả năng phản xạ nhanh.
Ngoài khả năng ngoại ngữ, công việc phiên dịch cũng yêu cầu người dịch phải có các kỹ năng cần thiết sau đây:
- Đầu tiên là sự tự tin. Người thông dịch phải có khả năng nói trong mọi tình huống mà không do dự, và tự tin khi đứng trước đám đông.
- Thứ hai là kỹ năng giao tiếp linh hoạt. Người dịch cần giao tiếp một cách nhạy bén, ví dụ như thay đổi cách diễn đạt, thay đổi từ để có thể truyền tải được thông điệp trong một thời gian ngắn và có giới hạn.
- Ngoài ra, đôi khi người dịch có thể gặp những khách hàng không phù hợp với tính cách của họ, nên họ cần có kỹ năng giao tiếp để có thể gặp mặt và trao đổi khéo léo với khách hàng.
Tóm lại
Phiên dịch và biên dịch có những đặc điểm khác nhau.
Hãy hiểu rõ đặc điểm của từng nhóm và chọn cho mình nhóm phù hợp với suy nghĩ và tính cách của bạn nhé!